Đáp án đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024

Báo Đắk Nông Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2024 được báo Đắk Nông cập nhật giúp thí sinh tham khảo.

Sáng 27/6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước bước vào môn thi đầu tiên là Văn. Ngay sau khi kết thúc bài thi, báo Đắk Nông đã có gợi ý đáp án đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm 2024 để thí sinh tra cứu, tham khảo.

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2024 - Tất cả các môn

Đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024

Đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024

Đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024

Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024

I. Đọc hiểu

Câu 1. Thế hệ nghệ sĩ này tiếp thế hệ nghệ sĩ khác.

Câu 2. Sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá.

Câu 3. Tác dụng: giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn; tạo liên tưởng độc đáo, thú vị; giúp người đọc hiểu rõ về nội dung mà tác giả muốn gửi gắm là sáng tạo nghệ thuật là một quá trình tiếp nối qua nhiều thế hệ cũng giống như dòng chảy vậy.

Câu 4. Bài học rút ra: mỗi người cần biết đoàn kết, chia sẻ để tạo nên sức mạnh, đạt được thành công.

II. Làm văn

Câu 1.

- Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận: tôn trọng cá tính

- Thân đoạn:

Cá tính là những đặc trưng riêng biệt, độc đáo của một người, thể hiện qua cách ăn mặc, hành động, lời nói, tư tưởng và hành vi trong cuộc sống.

Tôn trọng cá tính nghĩa là có hành động, thái độ trân trọng, không phán xét cá tính của mọi người xung quanh.

Biểu hiện của việc tôn trọng cá tính: trân trọng điểm riêng của mỗi người, tránh xúc phạm và làm tổn thương người khác,

Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính: giúp mỗi người tự tin và hạnh phúc hơn, được mọi người yêu mến, thể hiện là người có văn hóa,...

- Kết đoạn: khẳng định giá trị của việc tôn trọng cá tính

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính

Câu 2.

1. Mở bài

- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và đậm chất triết lí.

- Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong những thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bao trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”.

- Khái quát vấn đề: Đoạn thơ nằm ở phần đầu. Từ đó nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.

2. Thân bài

2.1. Cảm nhận đoạn trích

a. Thời điểm sinh thành nên Đất Nước

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.

- Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu không phải bằng triều đại, con số mà bằng cách nói giản dị, gần gũi, nhà thơ đã hình dung về Đất Nước:

+ Khi “ta” biết nhận thức, đã đủ hiểu biết… ta đã thấy Đất Nước tồn tại, thành hình, thành dạng. Cách nói “Đất Nước đã có rồi”: là cách nói phỏng đoán, nhưng diễn đạt một điều chân lý: Đất Nước có trước tất cả mỗi chúng ta.

+ Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”, “ngày xửa ngày xưa” cụm từ ấy dẫn lối vào những câu chuyện rất xa xưa, rất xa với thời điểm hiện tại, nơi đó có thế giới của cổ tích, của những buổi khai thiên lập địa. Và từ những cái xa xưa ấy, thế giới của những câu chuyện cổ tích, Đất nước đã tồn tại. Hay nói cách khác, khi ta truy về từ tận thủa hồng hoang, nhưng vẫn không thể trả lời thật chính xác thời điểm ra đời Đất nước.

b. Quá trình hình thành và phát triển của Đất nước

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.

- Chúng ta chú ý vào hai tiếng “bắt đầu”, điều nhà thơ muốn diễn đạt ở đây giản dị mà thật sâu sắc: Không gian Đất nước đã được hình thành từ rất lâu, đó là cái nôi bao bọc con dân đất Việt. Nhưng không gian ấy chỉ được gọi là Đất nước khi nó bắt đầu có văn hóa, phong tục. Hình ảnh Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu chính là cách nói dung dị mà triết lý đó. Và như vậy, ta hiểu rằng Đất nước có quá trình hình thành song hành với quá trình xuất hiện văn hóa, phong tục.

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

- Cụm từ “biết trồng tre mà đánh giặc” gợi cho người đọc nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng. Cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ tre đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Từ đây ta có thể hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở hai chữ “lớn lên”. Tác giả đã diễn tả hình ảnh Đất Nước vươn mình qua đấu tranh, qua xây dựng, gìn giữ

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

- Ý thơ gợi lên hình ảnh, một thói quen mà mang cả văn hóa gợi lên cả một nền văn minh lúa nước, khi những người nông dân lao động: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

- “Gừng cay muối mặn” đó là những gia vị đậm đà, không thể thiếu trong bữa ăn người Việt. Qua thời gian, gừng càng thêm cay, muối càng thêm mặn. Đó là tình nghĩa, là ân tình thủy chung trong đời sống tình cảm, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Ý thơ cho ta hiểu, những thân cây, khúc gỗ vô tri trên rừng, bỗng có tên, hóa tuổi, khi chúng gắn bó với đời sống con người, ngôn ngữ cũng phong phú từ đó. Cách hiểu thứ hai, gắn với quan niệm tâm linh tín ngưỡng, và cách hiểu thứ 3 để nói về nếp dựng nhà cửa, để phòng tránh thú dữ, an cư lạc nghiệp.

- Nhân dân ta đã sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, nhưng nhọc công thay, hạt gạo được tạo ra từ biết bao công đoạn: xay, giã, giần, sàng. Cho nên, ý thơ gợi cho ta bài ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

c. Định nghĩa Đất Nước qua không gian địa lý – cội nguồn hình thành nên bản sắc văn hóa Việt

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

- Đất nước không phải là cái gì cao siêu xa vời mà nó là không gian nơi ta lớn lên, gắn với ta từ thủa nằm nôi. Khi “Đất” – “Nước” đứng cạnh nhau, cũng đồng thời ghi dấu nơi đôi ta hò hẹn. Đất nước hợp hòa, thống nhất, cũng như tình yêu đôi lứa hòa quyện. Như vậy, Đất nước là sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố: “Đất” và “Nước”, không thể tách rời. Cũng như tình yêu, không thể thiếu hoặc anh, hoặc em.

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

- Câu thơ như cây cầu dẫn về lời ca dao: “Khăn thương nhớ ai!”. Nơi em đánh rơi chiếc khăn là không gian Đất nước, nỗi nhớ thầm người yêu cũng hòa trong Đất nước. Trong tình yêu của em, trong nơi em hò hẹn, có Đất nước. Như vậy, Đất nước có trong nỗi nhớ của em, có trong tình yêu của em, của đôi ta.

Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.

- Từ những câu ca dao miền Trung đẹp huyền thoại đã được nhà thơ đưa vào hai câu thơ trên gợi ra một Đất nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc bát ngát biển khơi.

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở.

- Đất nước là không gian linh thiêng, nơi chim tìm về, nơi rồng ẩn ngụ. Gợi về hai tiếng đồng bào giản dị mà cao quý, tự hào. Đồng thời đánh thức tình cảm tổ tiên, tình cảm cội nguồn trong đầy tâm linh người Việt. Dù là sống ở miền ngược, miền xuôi, trong Nam hay ngoài Bắc đều là con cháu một nhà của tổ tiên Lạc Long Quân, u Cơ.

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

- Đất nước là nơi đoàn tụ của lớp lớp bao thế hệ con dân đất Việt, là nơi đến trường của bao chàng trai, nơi hẹn hò của bao đôi lứa. Là nơi trở về của bao người con làm ăn xa, là nơi đoàn tụ của con cháu với cha ông, người già khuất núi về đoàn tụ với tiên tổ. Đất nước là nguồn cội, là nơi chôn nhau cắt rốn, gần gũi mà thiêng liêng.

2.2. Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ

- Đoạn thơ thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc của Đất Nước bằng những câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình; thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình, trò chuyện,... góp phần thể hiện gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ và trong cả đoạn thơ.

- Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng chính là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận.

Bài văn mẫu câu 2 phần Làm văn

Nền văn học Việt Nam giai đoạn năm 1945 -1975 là nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, bên cạnh các đề tài “lực lượng vũ trang- chiến tranh cách mạng” thì các đề tài xây dựng đất nước, hoặc ca ngợi đất nước cũng được nhiều tác giả chọn đưa vào tác phẩm của mình mới những vần thơ, lời văn chân thành tha thiết, thấm đẫm hào khí dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng chọn cho mình đề tài đất nước, giữa những năm tháng cuộc chiến đấu của nhân dân đang vào lúc cao trào sục sôi máu lửa. Thế nhưng Nguyễn Khoa Điềm không đặt nặng trong tác phẩm của mình màu sắc tuyên truyền, không ồn ào, rộn rã mà ông cho riêng cho mình một chất giọng êm dịu, thiết tha, gần gũi và thân thuộc. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn đất nước bằng một cách rất riêng, bằng một cảm xúc mới lạ giữa thời chinh chiến “hoa lửa”, ông nhìn nhận Tổ quốc từ những điều giản dị, từ những con người rất đỗi bình thường. Sử dụng thành công giọng thơ mang tính triết luận trữ tình, đặc biệt là sự kết hợp với các chất liệu văn hóa dân gian lấy từ vốn hiểu biết rộng lớn của nhà thơ về văn hóa ngàn đời của dân tộc. Tất cả đã tạo nên một Đất Nước với vẻ giản dị, thân thương, Đất Nước của nhân dân, một Đất Nước bước ra từ những câu chuyện kể, những truyền thuyết, những phong tục tập quán của 4000 năm văn hiến tự hào.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”

Đất nước chính là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, hình tượng đất nước luôn có một vị trí đặc biệt, là hình tượng cao quý, với ẹp đẽ nhất trong thơ văn. Macxen Prust: “Một cuộc thám hiểm không phải là ở chỗ cần một vùng đất mới mà ở chỗ cần một đôi mắt mới”. Bởi thế mà cũng với mỗi một điểm nhìn khác nhau thì đất nước lại có một vẻ đẹp, hình dáng khác, hiện lên đất nước hiện lên với muôn hình vạn trạng trong con mắt nhà thơ. Nếu như các nhà thơ cùng thời chọn điểm nhìn cùng cảm hứng về đất nước từ lịch sử đã thông qua các triều đại như:

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng

Hay những hình ảnh vô cùng mỹ lệ, đẹp đẽ:

Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt

Nắng sông Lô hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca

Thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn cho bản thân mình một điểm nhìn vô cùng mới mẻ, bình dị, thân quen mà qua đó đất nước cũng đã hiện lên không kém phần tươi đẹp.

Với cấu trúc tổng phân hợp mang đậm phong cách chính luận, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy tư cùng với những cảm xúc mãnh liệt về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương và tổ quốc.

Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đưa ta vào câu chuyện về sự hình thành của Đất nước mà cũng đã theo đó Đất nước có từ những gì quen thuộc, gần gũi nhất.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Câu thơ được mở đầu tự nhiên như một lời kể, nhà thơ mượn kí ức tuổi thơ để hình dung ra sự tồn tại của chính Đất nước trong nhận thức với chính tình cảm con người. Theo đó, “Đất Nước đã có từ rất lâu, từ khi mà “ta” cất lên tiếng khóc chào đời, lớn lên thì đất nước đã có và tồn tại cùng với chính “ta”. “Ta” ở đây phải chăng là anh, là chị, là những con người còn sống hay đã chết, là ta của quá khứ hay của tương lai, là cái chung của người dân tộc. Năm chữ “Đất Nước đã có rồi” vang lên đầy tự hào, khi nó giống như một lời khẳng định về nhiều sự trường tồn của đất nước qua hàng ngàn năm lịch sử đã dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đã nhắc đến:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Đến hai câu tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm diễn tả cụ thể sự hình thành của Đất nước:

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Truy tìm về nơi cội nguồn của đất nước, khó có ai có thể xác định rõ ràng, minh bạch về sự khởi thủy của những hình tượng này. Với Nguyễn Khoa Điềm thì Đất nước cũng được hình thành từ những nét sống giản dị nhất của người mẹ và chính người bà. Sau trạng từ chỉ thời gian”ngày xửa ngày xưa”, khiến người đọc đã hình dung ra biết bao kỉ niệm về tuổi thơ cùng với những nhân vật như ông bụt, bà tiên, cô Tấm, Thánh Gióng… Từ những câu chuyện đó với hình ảnh Đất nước hiện lên thật đẹp đẽ, thơ mộng. Hình ảnh “miếng trầu bà ăn” gợi cho mỗi người đọc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc khi hình ảnh “miếng trầu” gắn liền với nét đẹp của những người phụ nữ Việt xưa. Từ nét đẹp đó, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải về sự “bắt đầu” của Đất nước. Trong cúng lễ, “miếng trầu quả cau” với biểu tượng cho tấm lòng thành của con cháu gửi đến khi những bậc cha ông. “Miếng trầu” còn là biểu tượng của phẩm của sự chất thủy chung trong cốt cách con người Việt Nam xưa và nay và bên cạnh đó, hình ảnh “miếng trầu”còn gợi lên một huyền sử của tình yêu”miếng trầu nên dâu nhà người”. Từ “lớn lên” chỉ sự trưởng thành với khi của đất nước qua quá trình đấu tranh khiến dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với Nguyễn Khoa Điềm hay bất kì những nhà thơ nào, đất nước không hề vô tri vô giác mà đất nước có dáng, có hồn, vẻ đẹp ngất ngây trong con mắt nghệ thuật. Hình ảnh “trồng tre mà đánh giặc” với sự gợi cho ta về truyền thuyết một cậu bé mới ba tuổi đã biết cất tiếng khi nói trách nhiệm với quê hương, cho chính tổ quốc đó là Thánh Gióng, một biểu tượng cho cốt cách con người Việt, kiên cường, đúng nên mạnh mẽ trong đấu tranh chống lại cái ác. Hình tượng đó đã được nhà thơ Tố Hữu đưa vào thơ của mình:

Ta thuở xưa như thần Phù Đổng

Vụt đứng lên đánh đuổi giặc Ân

Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt

Chí căm thù ta rèn thép thành roi

Lửa chiến đấu ta phun vào mặt

Lũ sát nhân cướp nước hại nòi.

Hình ảnh cây tre đại diện cho cốt cách ngay thẳng không chịu bất khuất của con người Việt Nam:

Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi.

Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đem hình tượng cây tre và Thánh Gióng song hành với nhau. Đó là sự đồng hiện trong cốt cách, một phẩm chất của con người Việt Nam như thật thà, chất phát, đôn hậu thủy chung, khi yêu hòa bình nhưng lại vô cùng kiên cường trong chiến đấu.

Đến bốn câu thơ tiếp theo, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ca ngợi những truyền thống, vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của chính con người Việt:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.

Có phải chăng hình tượng của người mẹ và người phụ nữ với búi tóc sau đầu đã làm sáng tỏ sự kín đáo, rất nhẹ nhàng mà chân chất trong cách ăn mặc của con người Việt Nam. Nét đẹp của những người phụ nữ ấy khiến ta liên tưởng đến câu thơ:

Tóc ngang lưng vừa chừng em búi

Để chi dài bối rối lòng anh

Vẻ đẹp của con người Việt còn ở khi chính phẩm chất thủy chung trong cốt cách của mình. Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng sự vô cùng độc đáo, nhẹ nhàng mà thấm đẫm với câu thơ. Gừng thì tất nhiên phải cay, cả muối tất nhiên phải mặn, đó là nguyên lý của chính tạo hóa cũng như tình cảm của những người vợ chồng luôn đong đầy và với sự không lay chuyển. Nó gợi lên ân tình thủy chung giữa người với người là:“Gừng càng già càng cay, muối càng lâu càng mặn.” con người ở với nhau càng lâu thì sẽ càng tình cảm càng đong đầy. Ý câu thơ được lấy ra từ chính câu ca dao:

Tay bưng đĩa muối chén gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

“Cái kèo, cái cột thành tên” gợi lên cho ta nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt xưa. Ngôi nhà là nơi mọi người trong gia đình đoàn tụ, mang đến những sự ấm áp, hạnh phúc.. Có lẽ bởi vậy mà tục đặt tên cho con là “kèo”, là “cột” ra đời, khi vừa giản dị lại gần gũi và cũng tránh được sự dòm ngó của ma quỷ theo quan niệm xưa.

Không những vậy, khi con người Việt Nam còn mang trong mình phẩm chất cần cù, chăm chỉ. Thành ngữ “một nắng hai sương” chỉ những sự chịu thương chịu khó của ông cha ta trong lao động. Các động từ “xay”, “giã” và “dần”, “sàng” là các công đoạn làm ra hạt gạo, qua đó tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc người đọc cần phải biết trân trọng những hạt cơm ta đã ăn hằng ngày vì đó là vào mồ hôi công sức của những người nông dân:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Câu thơ cuối cùng chính là một lời khẳng định của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn của Đất nước:

Đất Nước có từ ngày đó…

“Ngày đó” là cái ngày mà ta có truyền thống, đã có văn hóa. Vậy nên, muốn yêu nước thì trước hết ta phải yêu văn hóa, với truyền thống của dân tộc mình. Thật đáng trân quý, nâng niu biết bao lời thơ dung dị, sự nhẹ nhàng mà chân thành, đằm thắm của Nguyễn Khoa Điềm.

Thành công của đoạn thơ với sự trên là nhờ vào việc vận dụng đặc sắc, khéo léo các thi liệu dân gian, cùng những phong tục, truyền thống, thành ngữ, điệp từ và cách viết hoa chữ Đất nước để thể hiện sự thành kính, thiêng liêng. Tất cả đã làm nên một đoạn thơ đậm chất với nền văn hóa người Việt và sự thành kính đối với đất nước. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, cả những lời thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lý.

Đất Nước có từ rất lâu đời được hình thành cùng với tiến trình phát triển của con người Việt Nam trong cuộc sống đời thường. “Cái kèo cái cột thành tên”, từ chỗ con người ta sống tạm bợ trong những hang đá thô sơ, từ nhân dân ta đã bắt đầu chủ động hơn trong cuộc sống biết xây dựng nên các mái nhà che mưa, che nắng cho mình. Rồi “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần, sàng”, ta cũng thấy được từ cái chỗ nhân dân ta sống phụ thuộc vào thiên nhiên với công việc hái lượm bấp bênh, thì người Việt Nam đã bắt đầu biết đến nền văn minh lúa nước, biết tạo ra hạt thóc hạt gạo làm lương thực chính để phục vụ cuộc sống. Và cuối cùng sau khi dùng ba ý trên để trả lời cho câu hỏi Đất Nước có từ khi nào, tác giả đã chốt lại bằng câu thơ “Đất Nước có từ ngày đó”, “ngày đó” là ngày những truyền thuyết, cổ tích ra đời, là ngày chúng ta có thuần phong mỹ tục, là ngày mà chúng ta biết trồng tre diệt giặc, cũng là ngày bà con người Việt Nam ta biết dựng nhà, trồng lúa. Có thể nói Đất Nước mà Nguyễn Khoa Điềm gợi lại thông qua các chất liệu văn hóa dân gian lâu đời của dân tộc đã đem đến cho người đọc những xúc cảm gần gũi, thân thuộc và bình dị, để lại trong tâm hồn con người cảm giác tha thiết và gắn bó vô cùng.

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”

Sau câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ, Nguyễn Khoa Điềm lại tiếp tục khai thác hình tượng Đất Nước ở câu hỏi “Đất Nước là gì?”. Ông không trả lời khái niệm này theo cách của các nhà khoa học mà là dưới cương vị của một nhà thơ, dùng lối chiết tự, tách Đất Nước thành hai thành tố là “Đất” và “Nước” để mà định nghĩa, giúp người đọc có được cách hiểu chính xác nhất, đầy đủ nhất về khái niệm Đất Nước.

Về phương diện địa lý Nguyễn Khoa Điềm ví ““Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm” là không gian gần gũi, thân thuộc đối với mỗi người trong cuộc sống đời thường. Rồi “Đất Nước là nơi ta hò hẹn/Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, tác giả đã hợp hai thành tố lại thành “Đất Nước” theo thời gian anh và em lớn dần lên, nếu trước đây anh và em là hai cá thể và Đất Nước cũng tách riêng ra thì bây giờ anh và em đã hợp lại thành một cặp tình nhân “hò hẹn” và Đất Nước trở thành một cái không gian riêng tư, thầm kín cho tình yêu của lứa đôi. Không chỉ thế “Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc...Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ” lại cho ta thấy Đất Nước ở một dáng vẻ khác, nếu ở trên ta thấy một Đất Nước nhỏ bé dung dị thì tới những câu thơ này ta lại thấy Đất Nước mang một dáng vẻ kỳ vĩ và lớn lao được đo bằng sải cánh của con chim phượng hoàng bay về núi bạc, được đo bằng sự mênh mông, rộng lớn của biển khơi. Và cuối cùng dù đi đâu về đâu thì phượng hoàng cũng phải về núi, cá ngư ông thì phải vùng vẫy ở biển và dân tộc Việt Nam thì phải đoàn tụ ở nơi có tên là Đất Nước. Như vậy có thể tóm gọn lại Đất Nước chính là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương.

Qua những dòng thơ trăn trở và suy tư về một khái niệm tưởng chừng như đã ăn sâu vào máu thịt mỗi người dân Việt, qua chiều sâu văn hóa, sinh hoạt Nguyễn Khoa Điềm đã có một phát hiện mới mẻ, độc đáo, một cảm nhận vô cùng sâu sắc: Đất Nước hiện lên trong thế giới tinh thần của cộng đồng người Việt, trong cuộc sống sinh hoạt từ bao đời. Đất Nước hiện lên gắn liền với những phong tục tập quán với lối sống, nếp nghĩ, qua kho tàng văn học dân gian, qua bản sắc văn hóa... Đó là một Đất Nước không trừu tượng mà cụ thể, chứa đựng mơ ước, khát vọng, quan niệm về vẻ đẹp phẩm chất của tâm hồn dân tộc. Gương mặt Đất Nước hiện lên thật sống động, lung linh: trong cuộc sống, trong lao động và trong chiến đấu… Đọc đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta cảm nghe như cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa đang thấm vào tận từng mạch hồn ta, dòng máu ta. Điều đó càng làm ta thêm yêu thêm quý quê hương Tổ quốc mình.

Kiên Trung

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/dap-an-de-thi-mon-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-2024-218729.html