Dấu tích 'đại dương magma' trong lõi Trái Đất

Sâu trong lòng Trái Đất 3.000 km dưới chân chúng ta, có một dải vật chất bí ẩn gọi là 'lớp D', từ lâu đã mê hoặc các nhà khoa học. 'Lớp D' không đồng đều, với các mảng mỏng và dày xen lẫn, giống như đáy đại dương.

Nghiên cứu mới được Science Alert đăng tải tiết lộ, các đặc điểm của “lớp D” này cho thấy nó là “đại dương magma” cổ đại từng bao phủ Trái đất sơ khai vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, giống như cách 5 đại dương hiện tại bao phủ Trái đất ngày nay.

Theo Science Alert, nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà khoa học dữ liệu Qingyang Hu từ Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ cao áp tiên tiến (HPSTAR) ở Bắc Kinh, đại dương cổ đại này không chứa nước, mà chứa magma ngậm nước. Nó có thể là đại dương đầu tiên của Trái đất, thời điểm mà hành tinh của chúng ta còn là một địa cầu rực lửa và chưa có sự sống.

Việc nghiên cứu nó sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn về lịch sử phát triển của Trái đất và cách thức sự sống xuất hiện.

Thái Minh

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/do-day/dau-tich-dai-duong-magma-trong-loi-trai-dat-i733878/