Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật: Cần những hướng đi mới

Anh Lã Văn Kiên, quê ở xã Ninh Mỹ (huyện Hoa Lư) là một người khuyết tật vận động. Anh Kiên là một trong số ít người khuyết tật xin được việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội làm việc của anh Kiên chỉ kéo dài được 2 năm. Khi Công ty được quản lý bởi một giám đốc mới thì anh Kiên đã bị sa thải. Mất việc làm, anh Kiên khá lo lắng cho cuộc sống trước mắt. Tuy nhiên, sự cố này không làm anh bất ngờ, bởi hành trình tìm kiếm việc làm của những người khuyết tật như anh vốn dĩ đã rất gian nan.

Chị Phạm Thị Thanh Loan và những người đồng cảnh làm việc tại Trung tâm dạy nghề phát triển việc làm và hỗ trợ người khuyết tật.

Dưới 10% ngươìkhuyết tật có cơ hội làmviệc trong doanhnghiệp

Theo thống kê củangành chức năng, hiện nay, toàn tỉnh có trên 22 nghìn người khuyết tật, trongđó có trên 3000 người là hội viên của Hội Người khuyết tật tỉnh. Tuy nhiên,theo số liệu từ Hội Người khuyết tật tỉnh thì trong tổng số 3000 hội viên âýthì chỉ có dưới 10% hội viên tìm được việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ.Không có nghề và việc làm nên hầu hết, người khuyết tật sống dựa vào gia đình.Bởi thế mà phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật có mức sống thấp.

Theo ông Phạm HưũChính, Chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh thì sở dĩ người khuyết tật khó tìmđược việc làm là do chưa có nghề. Qua trao đổi với nhiều doanh nghiệp được biết,lý do doanh nghiệp còn e ngại nhận người khuyết tật vào làm do phần lớn ngươìkhuyết tật có trình độ văn hóa thấp, thậm chí mù chữ, chưa có tay nghề hoặc cónhưng chưa phù hợp. Họ lại gặp rất nhiều khó khăn trong di chuyển, giao tiếp,chưa tiếp cận được với các trang thiết bị nơi làm việc… do đó, thời gian để đàotạo một lao động khuyết tật lành nghề dài và khó khăn hơn nhiều so với lao độngbình thường. Hơn nữa, khi tuyển dụng lao động là người khuyết tật thì doanhnghiệp phải có sự đầu tư xây dựng nhà xưởng, bố trí nơi ăn, ở, điều kiện làmviệc phù hợp với dạng khuyết tật của từng người…

Trong khi đó thìcác chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng chưa đủ để “hấp dẫn” doanh nghiệp sửdụng lao động là người khuyết tật. Theo đó, để được hưởng các chính sách hỗtrợ xây dựng cơ sở sản xuất phù hợp vơíngười khuyết tật thì doanh nghiệp phải sử dụng 30% lao động là người khuyếttật. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, phần lớn doanh nghiệp cóquy mô sản xuất nhỏ, sử dụng lao động ít. Trong khi đó, không phải công đoạnsản xuất nào người khuyết tật cũng có thể đáp ứng được.

Người khuyết tậttự tạo việc làm: Hướng đi cầnnhân rộng

Nếu không mạnhdạn học nghề khâu nón thì có lẽ, bây giờ chị Nguyễn Thị Sâm, phường Nam Thành,(thành phố Ninh Bình) vẫn sống phụ thuộc vào gia đình, dù rằng chị đã gần 40tuổi. Bị teo hai chân bẩm sinh, khiến việc đi lại của chị Sâm rất khó khăn, chịkhông thể tham gia được lớp học nghề nào cả. Không tuyệt vọng, chị Sâm chủ độngtìm hiểu và học nghề khâu nón lá. “Sau khi thành thạo nghề, tôi tự tổ chức làmở nhà và vận động thêm một vài người đồng cảnh cùng làm. Mỗi ngày, tôi khâuđược 1 chiếc nón, trừ chi phí cũng giữ lại được vài chục nghìn. Tuy nhiên, mộtkhó khăn không nhỏ của tôi trong quá trình làm nghề đó là việc đi lại để muanguyên, vật liệu hay mang sản phẩm hoàn thiện đi bán đều phải phụ thuộc vào sựhỗ trợ của gia đình do việc đi lại của tôi rất khó khăn” - Chị Sâm nói.

Ông Phạm HưũChính, Chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh cho biết, những năm qua, Hội cũng rấtquan tâm đến hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật. Những nghề được lưạchọn đều phù hợp với các dạng khuyết tật như: làm tranh giấy, chiếu gỗ, mànhtre nứa, hoa giả… để đưa về dạy cho người khuyết tật dưới các hình thức phù hợpnhư dạy tập trung hoặc xen kẹp tại cộng đồng… nhờ đó, số hội viên được học nghềvà duy trì việc làm cũng tăng lên với mức thu nhập trung bình đạt 2 triêụđồng/tháng. Thậm chí, với sự năng động, người khuyết tật có thể mở rộng cơ sởđể thu hút thêm nhiều người lao động cùng tham gia làm. Hiện nay, toàn tỉnh cókhoảng 40 mô hình tự tạo việc làm của người khuyết tật. Những mô hình này khôngnhững giải quyết việc làm cho người đồng cảnh mà còn là cơ hội việc làm cho cácthành viên trong gia đình, lao động địa phương.

Tuy nhiên, mộtkhó khăn chung của các mô hình tự tạo của người khuyết tật đó là tìm kiếm đâùra cho sản phẩm do khâu tiếp thị, quảng bá còn hạn chế. Nhằm khắc phục tìnhtrạng này, mới đây, Hội Người khuyết tật tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt độngTrung tâm dạy nghề phát triển việc làm và hỗ trợ người khuyết tật cơ sở 2 tạihuyện Yên Khánh. Trung tâm đi vào hoạt động đã mở ra nhiều cơ hội việc làm chongười khuyết tật trong tỉnh. Đặc biệt, người lao động sẽ được bố trí chỗ ăn, ở…và có thu nhập ngay trong quá trình học nghề dựa trên số lượng sản phẩm làm ra.Sau khi học nghề thành thạo, người lao động có thể làm việc ngay tại nhà màkhông cần phải đến cơ sở tập trung, do đó đây cũng là cơ hội việc làm cho chínhnhững thành viên khác trong gia đình của người khuyết tật. Hiện nay, Trung tâmđã ký kết được hợp đồng bao tiêu với một vài doanh nghiệp. Trung tâm cũng sẽnghiên cứu để tiếp tục đưa về những nghề phù hợp, đa dạng hơn nữa, đồng thơìvận động quy tụ những cơ sở của người khuyết tật về đây để cùng hoạt động,quảng bá. Với sự tham gia của nhiều mô hình với các lĩnh vực ngành nghề khácnhau, chắc chắn hiệu ứng của quảng bá, tiếp thị sẽ tốt hơn, việc tìm đầu ra chosản phẩm cũng bài bản, hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: ĐàoHằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/day-nghe-tao-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-can-nhung-huong-di-moi-20190801084736684p3c24.htm