Đề tài có tính ứng dụng lâm sàng cao

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: HOÀNG PHÚC

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: HOÀNG PHÚC

Theo đó, cơ quan chủ trì đề tài là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng; đồng Chủ nhiệm đề tài: Bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Lạc và Tiến sỹ, Bác sỹ Trương Tú Trạch. Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2020 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, nghiên cứu ở 234 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được nhập viện, chẩn đoán, xử trí bằng kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da, theo dõi sau 6 tháng xuất viện. Kết quả, tỷ lệ ổn định xuất viện chiếm 95%, nặng xin về và tử vong chiếm 5%.

Đề tài được viết 99 trang gồm phần mở đầu; tổng quan tài liệu; đối tượng, phương pháp nghiên cứu; kết quả; bàn luận; kết luận và kiến nghị. Đề tài đã mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng; đánh giá kết quả can thiệp mạch vành qua da trong xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng; xác định tỷ lệ một số biến cố tim mạch sau 3 tháng, 6 tháng can thiệp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng.

Đây là kỹ thuật mới tiên tiến trong chẩn đoán và xử trí bệnh lý động mạch vành, được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2018. Qua đó, xác định mô hình nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại tỉnh Sóc Trăng; xây dựng phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên; kết hợp trường đại học tham gia đào tạo kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da trong xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên cho các bác sỹ lâm sàng.

Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã thống nhất thông qua đề tài “Đánh giá kết quả can thiệp mạch vành qua da trong xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng”.

HOÀNG PHÚC

Nguồn Sóc Trăng: https://baosoctrang.org.vn/giao-duc-khoa-hoc-cong-nghe/de-tai-co-tinh-ung-dung-lam-sang-cao-61075.html