Điểm danh 3 loại gỗ quý hiếm bậc nhất Việt Nam, đại gia săn lùng

Một số loại gỗ quý ở Việt Nam được coi như vàng và thường được dùng để chế tác các sản phẩm nội thất với độ bền cao, giá trị thẩm mỹ lớn. Ngoài ra, một số loại gỗ còn dùng làm hương tinh dầu, nước hoa...

Làng nghề truyền thống Đồng Kỵ ở Bắc Ninh nổi tiếng với nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Người dân Đồng Kỵ thường dùng một số loại gỗ quý ở Việt Nam để sản xuất các sản phẩm nội thất. Trong đó, gỗ ngọc am khá nổi tiếng.

Làng nghề truyền thống Đồng Kỵ ở Bắc Ninh nổi tiếng với nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Người dân Đồng Kỵ thường dùng một số loại gỗ quý ở Việt Nam để sản xuất các sản phẩm nội thất. Trong đó, gỗ ngọc am khá nổi tiếng.

Có tên khoa học là Cupressus funebris, ngọc am thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm. Đây là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim và được các nhà thực vật xếp vào họ hoàng đàn.

Có tên khoa học là Cupressus funebris, ngọc am thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm. Đây là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim và được các nhà thực vật xếp vào họ hoàng đàn.

Gỗ ngọc am khá cứng, thớ gỗ mịn, mùi thơm dễ chịu và lưu hương lại lâu. Cây gỗ ngọc am càng có "tuổi thọ" cao thì càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm. Loại gỗ này có hai 2 loại gồm: vàng và đỏ. Trong đó, gỗ ngọc am màu đỏ có mùi thơm đậm hơn so với màu vàng.

Gỗ ngọc am khá cứng, thớ gỗ mịn, mùi thơm dễ chịu và lưu hương lại lâu. Cây gỗ ngọc am càng có "tuổi thọ" cao thì càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm. Loại gỗ này có hai 2 loại gồm: vàng và đỏ. Trong đó, gỗ ngọc am màu đỏ có mùi thơm đậm hơn so với màu vàng.

Ngoài làm đồ nội thất, gỗ ngọc am có hàm lượng tinh dầu cao được chiết xuất dùng làm mỹ phẩm và dược phẩm. Thêm nữa, người ta còn dùng gỗ ngọc am làm tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối đầu... vì tin rằng có thể đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng về nhà.

Ngoài làm đồ nội thất, gỗ ngọc am có hàm lượng tinh dầu cao được chiết xuất dùng làm mỹ phẩm và dược phẩm. Thêm nữa, người ta còn dùng gỗ ngọc am làm tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối đầu... vì tin rằng có thể đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng về nhà.

Được mệnh danh là “gỗ của các vị thần", trầm hương là một trong những loại gỗ quý, hiếm của Việt Nam. Theo một số nguồn tin, trầm hương được tích tụ nhiều nhất ở khu vực vết thương của cây bầu dó. Khi thân cây bầu dó bị tổn thương, cây sẽ tự tiết ra một loại nhựa để tự chữa lành. Theo thời gian, phần gỗ bị tổn thương được tích tụ dầu và trở thành kỳ nam hay còn gọi là trầm hương.

Được mệnh danh là “gỗ của các vị thần", trầm hương là một trong những loại gỗ quý, hiếm của Việt Nam. Theo một số nguồn tin, trầm hương được tích tụ nhiều nhất ở khu vực vết thương của cây bầu dó. Khi thân cây bầu dó bị tổn thương, cây sẽ tự tiết ra một loại nhựa để tự chữa lành. Theo thời gian, phần gỗ bị tổn thương được tích tụ dầu và trở thành kỳ nam hay còn gọi là trầm hương.

Trầm hương có vị đắng, trọng lượng nhẹ và có thể nổi trên nước. Khi đốt, trầm tỏa ra mùi hương dịu nhẹ, khói trầm kết xoáy rồi tan nhanh vào trong không khí.

Trầm hương có vị đắng, trọng lượng nhẹ và có thể nổi trên nước. Khi đốt, trầm tỏa ra mùi hương dịu nhẹ, khói trầm kết xoáy rồi tan nhanh vào trong không khí.

Trầm hương thường được sử dụng để làm hương tinh dầu và nước hoa. Theo ước tính, mỗi kg trầm hương thượng hạng có giá khoảng 100.000 USD.

Trầm hương thường được sử dụng để làm hương tinh dầu và nước hoa. Theo ước tính, mỗi kg trầm hương thượng hạng có giá khoảng 100.000 USD.

Nằm trong nhóm 1A - nhóm gỗ cực kỳ quý hiếm, gỗ sưa được người dân Việt Nam quý như vàng. Gỗ sưa gồm 2 loại chính: gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng. Trong đó, sưa đỏ có giá trị cao hơn nhờ màu gỗ và hương thơm nổi bật hơn so với sưa trắng. Theo các chuyên gia am hiểu về gỗ quý, gỗ sưa đỏ có vân 4 mặt, mùi thơm thoảng như hương trầm. Khác với sưa đỏ, sưa trắng có vân 2 mặt và không có mùi thơm.

Nằm trong nhóm 1A - nhóm gỗ cực kỳ quý hiếm, gỗ sưa được người dân Việt Nam quý như vàng. Gỗ sưa gồm 2 loại chính: gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng. Trong đó, sưa đỏ có giá trị cao hơn nhờ màu gỗ và hương thơm nổi bật hơn so với sưa trắng. Theo các chuyên gia am hiểu về gỗ quý, gỗ sưa đỏ có vân 4 mặt, mùi thơm thoảng như hương trầm. Khác với sưa đỏ, sưa trắng có vân 2 mặt và không có mùi thơm.

Với độ bền cao, gỗ sưa có thể ngâm trong bùn, nước nhiều năm mà không bị mục, thấm nước hay mất mùi hương. Ngay cả khi gặp thời tiết nắng nóng trong thời gian dài, gỗ sưa cũng không co nứt.

Với độ bền cao, gỗ sưa có thể ngâm trong bùn, nước nhiều năm mà không bị mục, thấm nước hay mất mùi hương. Ngay cả khi gặp thời tiết nắng nóng trong thời gian dài, gỗ sưa cũng không co nứt.

Gỗ sưa còn có một số ưu điềm khác như: màu sắc đẹp, chịu được va đập, cào xước. Do vậy, loại gỗ này thường được dùng làm đồ nội thất. Theo ước tính, cây sưa khoảng 20 năm tuổi có giá hàng chục cho hơn hàng trăm tỷ đồng. Những cây sưa càng "nhiều tuổi" thì có giá càng cao.

Gỗ sưa còn có một số ưu điềm khác như: màu sắc đẹp, chịu được va đập, cào xước. Do vậy, loại gỗ này thường được dùng làm đồ nội thất. Theo ước tính, cây sưa khoảng 20 năm tuổi có giá hàng chục cho hơn hàng trăm tỷ đồng. Những cây sưa càng "nhiều tuổi" thì có giá càng cao.

Mời độc giả xem video: Bình Dương: Cháy lớn tại Công ty sản xuất đồ gỗ của Hàn Quốc. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/diem-danh-3-loai-go-quy-hiem-bac-nhat-viet-nam-dai-gia-san-lung-1856901.html