Dinh dưỡng với bệnh nhân bị hội chứng Lyell

Hội chứng Lyell là một phản ứng da nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, đòi hỏi sự chăm sóc y tế toàn diện. Trong quá trình điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò then chốt, hỗ trợ phục hồi da và mô bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn.

1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bị hội chứng Lyell

NỘI DUNG

1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bị hội chứng Lyell

2. Tham khảo chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân hội chứng Lyell

3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh

Hội chứng Lyell hay hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) là một bệnh da bóng nước, có nguyên nhân từ bệnh học, thường là do thuốc. Đây là tình trạng hoại tử cấp tính của thượng bì, với biểu hiện lâm sàng là bỏng rộng. Tổn thương niêm mạc đi kèm và thường là tổn thương đa cơ quan gây tiên lượng xấu.

Đây là một rối loạn da nghiêm trọng, có đặc điểm lâm sàng và nhu cầu dinh dưỡng tương tự như bỏng nặng. Nghiên cứu trên bệnh nhân thở máy cho thấy, trong giai đoạn đầu, năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi của họ cao gấp đôi so với dự đoán, tương tự như bệnh nhân bỏng. Cân bằng nitơ thay đổi tùy theo từng bệnh nhân sau 12 ngày và nhu cầu năng lượng, protein liên quan đến diện tích bề mặt cơ thể bị tổn thương. Bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ bỏng tiêu chuẩn và việc quản lý dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Bệnh nhân được chẩn đoán Hội chứng Stevens-Johnson/Lyell do dị ứng thuốc điều trị lọc máu hấp phụ tại BV đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BV

Bệnh nhân được chẩn đoán Hội chứng Stevens-Johnson/Lyell do dị ứng thuốc điều trị lọc máu hấp phụ tại BV đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BV

Do đó, việc điều trị sớm trong khoa chăm sóc đặc biệt, nơi mà nền tảng dựa trên việc bù dịch và điện giải, phòng ngừa nhiễm trùng và điều trị bằng kháng sinh thích hợp cực kỳ quan trọng với người mắc hội chứng Lyell.

Ngoài ra, theo BS. Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội, những bệnh nhân SJS ( hội chứng Stevens Johnson)/TEN có diện tích bong da trên 10% nên được điều trị ở cơ sở điều trị bỏng hoặc hồi sức tích cực với sự phối hợp của nhiều bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau: da, mắt, nội khoa, phụ khoa,…

Ngừng các thuốc nghi ngờ gây dị ứng. Một số xét nghiệm có thể sử dụng như test áp da, chuyển dạng tế bào lympho, đo nồng độ các cytokin, interferon-γ do tế bào lympho sản xuất dưới tác dụng của thuốc. Các thuốc mà người bệnh dùng trước khi khởi bệnh 1 tháng đều có khả năng gây dị ứng. Tư vấn cho họ không dùng lại các thuốc đó. Hạn chế sử dụng thuốc trong điều trị.

2. Tham khảo chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân hội chứng Lyell

Theo nghiên cứu, trong điều trị các bệnh da bong tróc nghiêm trọng như hội chứng Lyell (TEN) và bệnh vẩy nến mủ toàn thân cấp tính (ASF), việc quản lý dinh dưỡng đóng vai trò then chốt, giúp bù đắp lượng chất lỏng và dưỡng chất mất đi, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi, giảm thiểu biến chứng.

Sinh lý bệnh của những tình trạng này bao gồm mất nước qua da tăng cao do hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, mất dịch và điện giải qua các bóng nước (đặc biệt trong ASF ướt), nguy cơ mất cân bằng điện giải, giảm thể tích nội mạch và suy thận do thiếu bù nước, cũng như hạ canxi máu nghiêm trọng.

Về mất chất dinh dưỡng, bệnh nhân thường mất protein và sắt do bong vảy da, tăng chuyển hóa, giảm tổng hợp protein ở gan và bệnh lý ruột do da, dẫn đến thiếu máu và thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Lộ trình ăn kiêng được khuyến nghị bao gồm nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông mũi dạ dày khi nuôi ăn qua đường miệng khó khăn, bổ sung vi chất dinh dưỡng cần được xem xét.

Loại chế độ ăn được đề xuất là thức ăn mềm, nhạt, không quá nóng, lạnh hoặc có tính acid, với nhu cầu calo và protein tăng cao, bổ sung acid béo thiết yếu (omega-3 và omega-6) cần được cân nhắc. Chế độ ăn cần được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng tính toán giá trị dinh dưỡng.

Theo BS. Trần Thị Huyền, người bệnh SJS/TEN cần được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn so với bình thường. Nếu miệng bị thương tổn nặng, ăn khó nên đặt sond dạ dày. Trong giai đoạn cấp, lượng calo cần thiết là 20-25 kcal kg mỗi ngày Trong giai đoạn hồi phục, lượng calo cần thiết là 25-30 kcal kg mỗi ngày.

3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh

Chế độ ăn cần được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng tính toán giá trị dinh dưỡng.

Chế độ ăn cần được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng tính toán giá trị dinh dưỡng.

Hội chứng Lyell là một phản ứng da nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, thường do thuốc gây ra. Việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân. Dưới đây là một số hướng dẫn về thực phẩm nên ăn và nên tránh cho bệnh nhân hội chứng Lyell:

3.1. Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm giàu protein:

Protein rất cần thiết cho việc tái tạo da và mô bị tổn thương. Các nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa...

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:

Vitamin A, C và E, cũng như kẽm, đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. Các loại trái cây và rau quả tươi là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng này.

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa:

Do tổn thương niêm mạc miệng và thực quản, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống. Thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, sinh tố và sữa chua là lựa chọn tốt.

Bổ sung nước và điện giải:

Hội chứng Lyell có thể gây mất nước và rối loạn điện giải. Uống đủ nước, nước điện giải, nước trái cây và các loại đồ uống khác để bù đắp lượng chất lỏng đã mất.

3.2. Thực phẩm nên tránh

Thực phẩm gây dị ứng:

Tránh các loại thực phẩm mà bệnh nhân đã từng bị dị ứng trước đây.
Tránh các loại đồ ăn cay nóng, các đồ ăn chế biến sẵn.

Thực phẩm cứng, khó nhai: Những loại thực phẩm này có thể gây đau và khó chịu cho bệnh nhân có tổn thương niêm mạc miệng.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu: Những loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

Đồ uống có cồn và caffeine: Những chất này có thể làm mất nước và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hoàn toàn không thay thế lời khuyên, chỉ định của chuyên gia y tế. Việc chăm sóc dinh dưỡng chỉ là một phần trong quá trình điều trị hội chứng Lyell. Bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện với các biện pháp hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

Vì chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân hội chứng Lyell cần dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương của từng người nên bệnh nhân cần được theo dõi, tư vấn bởi bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình phục hồi.

Thùy Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-voi-benh-nhan-bi-hoi-chung-lyell-169250413130823474.htm