Đoàn Công tác Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn cập cảng Surabaya

Trải qua hành trình gần 1.300 hải lý trên biển trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn song đoàn công tác trên Tàu 286 đã nỗ lực hoàn thành tốt lịch trình, sáng nay (17/7), Đoàn công tác Tàu buồm 286 cập cảng Surabaya an toàn.

Trong hải trình, đoàn công tác chú trọng huấn luyện các bảng bố trí chiến đấu trên tàu; Tác nghiệp vết đi của tàu; Xác định vị trí tàu theo mặt trời và sao; Nhận dạng mục tiêu trên biển; Thông tin tín hiệu; Thao tác súng và cơ điện.

Song song với hoạt động huấn luyện, đi ca theo kế hoạch thì những hoạt động công tác đảng, công tác chính trị cũng được quan tâm tổ chức có hiệu quả nhằm kịp thời, khích lệ, động viên tinh thần của cán bộ, học viên đang công tác trên tàu như: Tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ trên tàu; tổ chức các cuộc thi: cờ tướng, cuộc thi sáng tạo nghệ thuật “khát vọng hòa bình”; tổ chức sinh nhật đồng đội, tổ chức viết và phát tin thi đua hàng ngày.

Trước đó ngày 12/7 trong chuyến Hải trình Đoàn Công tác đã tổ chức “Lễ Vượt Xích Đạo”.

Tái hiện “Lễ Vượt Xích Đạo”

Tái hiện “Lễ Vượt Xích Đạo”

Trong hành hình, Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn đã vượt đường xích đạo và ngày 12/7, đoàn công tác đã tổ chức “Lễ Vượt Xích Đạo”. Cán bộ, thủy thủ đoàn công tác trên Tàu buồm 286 tái hiện theo truyền thống của người đi biển. Đại tá Nguyễn Đình Giảng, Phó Giám đốc Học viện Hải quân, Trưởng đoàn công tác chỉ đạo lễ.

Lịch sử ghi lại dân Phooenicians từ 700 năm trước đã làm lễ hiến sinh người tế thần biển mỗi khi ra khơi đi thám hiểm nơi xa. Sau này dân Carthaginians làm lễ hiến sinh nhưng bằng thú vật mỗi khi vượt qua eo biển Gibraltar.

Tác nghiệp vết đi của tàu

Tác nghiệp vết đi của tàu

Riêng về chuyện vượt qua đường xích đạo biển thời Pháp cổ, Bồ Đào Nha, Ý thờ phượng lễ tục này rất chặt chẽ theo truyền thống. Từ 400 năm qua cho tới ngày nay thương thuyền Hà Lan, Hải quân Anh, Úc, Mỹ cũng còn giữ lễ tục này mỗi khi vượt qua xích đạo.

Mục đích của lễ lạc là giữ lại truyền thống đi biển cổ xưa, để xác nhận, vinh danh khả năng chịu đựng sóng gió, khả năng đi biển của thủy thủ. Bên cạnh đó là tạo ra lễ hội giải trí trong những chuyến hải trình lâu dài và gian khổ trên biển.

Nhận dạng mục tiêu trên biển

Nhận dạng mục tiêu trên biển

Một người đi biển chưa vượt qua xích đạo gọi là polywog. Một người đã vượt qua rồi gọi là shellback. Lễ vượt xích đạo được chủ trì bởi triều đình của Thần biển Neptune gồm có Thần Neptune (có vương trượng là cây đinh ba cong tròn). Hoàng hậu Amphitrite, quần thần Tritons. Lễ có chủ đích như một lễ nhập môn (iniation), một pholywog phải trải qua những hành xác bởi triều đình của Neptune.

Những “ma mới” polywog bờ tời trước mặt thủy thần Neptune và phải hôn lên chiếc nhẫn tượng trưng cho uy quyền của thủy thần. Sau đó được phép tắm rửa để lột xác thành các shellback.

Với ý nghĩa đó, cán bộ, thủy thủ Đoàn công tác trên Tàu buồm 286 đã tái hiện lại lễ qua đường xích đạo.

Buổi lễ thu hút đông đảo cán bộ, sĩ quan, thủy thủ tham dự. Kíp Tàu buồm 286 đây là lần thứ 3 thực hiện. Vì trước khi nhận tàu buồm từ Ba Lan, chính đoàn thủy thủ Ba Lan đã tái hiện theo truyền thống của họ. Buổi lễ tạo được tiếng cười sảng khoái và kỷ niệm đẹp cho từng thành viên.

Thu Lan/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/doan-cong-tac-tau-buom-286-le-quy-don-cap-cang-surabaya-post1108588.vov