Đoàn Giám sát của UBTVQH làm việc với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Chiều 1/4, Đoàn Giám sát của UBTVQH về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao' làm việc với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Toàn cảnh cuộc làm việc

Toàn cảnh cuộc làm việc

Năm 2006 Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1984/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường không ngừng lớn mạnh về đội ngũ nhà giáo, quy mô ngành nghề đào tạo và trang thiết bị. hiện Trường đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp. Theo Báo cáo, Nhà trường đã đào tạo hàng vạn cán bộ và công nhân, kỹ thuật viên… có tay nghề cao cung cấp cho nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước, trở thành địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Phạm Thị Hường cho biết, hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, triển khai tới từng đơn vị trong nhà trường, ban hành Quyết định về thành lập Hội đồng xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức cụ thể căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và kinh phí được giao hàng năm và tiến độ giảng dạy của nhà trường. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng được mở dựa trên tình hình thực tế của đội ngũ nhân lực các đơn vị trong nhà trường và nhu cầu phát triển của xã hội.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Phạm Thị Hường báo cáo với Đoàn giám sát

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Phạm Thị Hường báo cáo với Đoàn giám sát

Đối với các nghề trọng điểm, nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn đơn vị thực hiện giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Nhằm tiết kiệm nguồn kinh phí nhưng vẫn có thể học tập các kinh nghiệm, tiếp cận gần hơn với công nghệ mới của các nước phát triển, nhà trường luôn cố gắng tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên, giáo viên bằng cách thuê chuyên gia có trình độ cao để giảng dạy…

Hiệu trưởng nhà trường cũng nêu rõ, mặc dù còn nhiều khó khăn do nhà trường tự chủ chi thường xuyên 100% kể từ năm 2021, tuy nhiên với sự nỗ lực của Ban giám hiệu cùng sự đoàn kết, đồng lòng của toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên, nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ và có chính sách, cơ chế chi trả lương, các khoản phụ cấp theo lương cho đội ngũ viên chức theo đúng quy định. Ngoài ra, nhà trường còn chi tăng thu nhập theo tiêu chí thi đua hằng tháng; chi trợ cấp thai sản, ốm đau; chi đào tạo, bồi dưỡng; chi khám sức khỏe định kỳ; chi nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước…và các chế độ khác đảm bảo an sinh xã hội cho đội ngũ nhà giáo.

Các đại biểu tại cuộc làm việc

Các đại biểu tại cuộc làm việc

Đặc biệt thời gian qua, nhà trường đã kết hợp với doanh nghiệp tạo vòng tròn khép kín từ khâu định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh – đào tạo, thăm quan, trải nghiệm, thực tập, học tập tại doanh nghiệp đến việc làm sau tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên. Trường không ngừng thúc đẩy việc kết hợp với các doanh nghiệp có uy tín, bề dày kinh nghiệm trong đào tạo để cùng kết hợp tuyển sinh, xây dựng chương trình và tiếp nhận sinh viên sau tốt nghiệp. Điển hình như nghề Công nghệ ô tô đã xây dựng được chương trình đào tạo thực tập tốt nghiệp và việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên với Công ty TNHH kinh doanh thương mại & dịch vụ Vinfast, kết hợp cùng với công ty TNHH Funa AI Tô Châu đào tạo, nhận sinh viên thực tập và việc làm sau tốt nghiệp nghề Điện công nghiệp, tự động hóa, cơ điện tử… Học viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng 100% năng lực sẵn sàng làm việc tại các vị trí việc làm.

Qua thảo luận, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao Báo cáo của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội; cho rằng Báo cáo đã được chuẩn bị công phu, dày dặn với nhiều thông tin, bám sát nội dung theo yêu cầu. Tuy nhiên, cần nêu cụ thể hơn về các nội dung liên quan đến quy mô đào tạo; đặc biệt là những khó khăn liên quan đến công tác phân luồng, liên kết doanh nghiệp, đào tạo tiến sĩ, chính sách thu hút sinh viên xuất sắc… Thực tế cho thấy, chất lượng tay nghề của công nhân kỹ thuật Việt Nam gần đây đã được cải thiện, trong đó có sự đóng góp của các trường nghề, Đoàn giám sát mong muốn, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác tuyên truyền để thu hút thêm đông đảo sinh viên theo học, đặc biệt là những ngành nghề mà xã hội đang cần, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho Hà Nội và cả nước.

Ghi nhận và đánh giá cao việc nhà trường chủ động mở rộng hợp tác quốc tế và liên kết doanh nghiệp gắn với quá trình đào tạo, Đoàn giám sát mong muốn trong thời gian tới, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tiếp tục phát huy thế mạnh này, theo đó tiếp tục xây dựng mạng lưới liên kết với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội trải nghiệm, thực hành và trưởng thành, đáp ứng nhanh yêu cầu làm việc thực tế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ

Phát biểu kết thúc cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ cho rằng, qua cuộc làm việc hôm nay với Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Đoàn giám sát đã có thêm nhiều thông tin có giá trị thực tiễn, phục vụ quá trình rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Về các kiến nghị của nhà trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ cho biết, Đoàn sẽ tổng hợp, nghiên cứu và xem xét trong quá trình làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, và đưa vào Báo cáo kết quả giám sát những nội dung phù hợp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ đề nghị nhà trường tiếp tục quan tâm bảo đảm chất lượng đào tạo, khuyến khích giảng viên cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng, nhất là khối ngành kỹ thuật; đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:

Toàn cảnh cuộc làm việc

Toàn cảnh cuộc làm việc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - Phạm Thị Hường báo cáo với Đoàn giám sát

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - Phạm Thị Hường báo cáo với Đoàn giám sát

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội - Nguyễn Thị Tuyết Nga

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội - Nguyễn Thị Tuyết Nga

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Vương Quốc Thắng

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Vương Quốc Thắng

Các đại biểu tại cuộc làm việc

Các đại biểu tại cuộc làm việc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ phát biểu kết thúc cuộc làm việc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ phát biểu kết thúc cuộc làm việc

Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Hiểu Linh - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=93297