Doanh nghiệp nỗ lực tối ưu hóa chi phí vận hành trong bối cảnh suy thoái kinh tế
Nhiều DN đang tìm kiếm mọi giải pháp cấp bách để vượt qua giai đoạn nhiều biến động này: tinh gọn đội ngũ lao động, ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa mọi hoạt động để từ đó giảm chi phí, tăng sức mạnh cạnh tranh.
Doanh nghiệp đối mặt hàng loạt khó khăn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 29/5/2023, hơn 88.000 doanh nghiệp rời thị trường. Ở một khảo sát khác với hơn 9.560 doanh nghiệp tham gia cũng cho thấy bức tranh không tươi sáng hơn, khi có 82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của 2023; 71% dự kiến giảm quy mô lao động.
Hơn 80% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực hoặc rất tiêu cực về triển vọng kinh tế trong những tháng còn lại của năm. Khó khăn của doanh nghiệp tập trung ở nhiều khía cạnh như thiếu đơn hàng, khó tiếp cận vốn, các vấn đề thủ tục hành chính…
Trên thực tế, tình trạng thiếu đơn hàng, buộc doanh nghiệp co hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự đã diễn ra từ nửa cuối năm 2022 và được dự báo có thể kéo dài đến 2024, đặc biệt ở các ngành nghề xuất khẩu chủ lực như: dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ…
Điển hình, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ giảm đến 28,7% so với cùng kỳ năm trước, thủy sản giảm đến 28,1%. Trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường đang sụt giảm nghiêm trọng nhất so với cùng kỳ, từ -7,1% xuống còn -26,8%, tiếp sau là thị trường Hoa Kỳ với mức giảm -19,5% và ASEAN là -15,2%.
Cùng với đó, việc thiếu điện toàn miền Bắc trong những tháng đầu hè càng khiến doanh nghiệp “khó chồng khó”. Hàng loạt khu công nghiệp, nhà xưởng tại Bắc Ninh, Hà Nội… rơi vào cảnh ngừng sản xuất, công nhân buộc phải nghỉ vì không có điện, dẫn đến đơn hàng vốn đã khó để kiếm, lại càng khó để giao đúng tiến độ, thiệt hại không nhỏ tới doanh thu.
Trong bối cảnh thị trường nước ngoài khó khăn, các doanh nghiệp đều quay về thị trường nội địa, khiến ngay cả việc cạnh tranh giữa các thương hiệu, cơ sở sản xuất trong nước cũng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Đòn bẩy cho doanh nghiệp vượt khó khăn
Đứng trước thực trạng trên, doanh nghiệp đã có nhiều đề xuất tới Chính phủ, tập trung ở việc giảm chi phí, tăng sức mạnh cạnh tranh để gỡ bỏ nút thắt.
Một mặt, việc giảm chi phí được kỳ vọng đến từ các yếu tố bên ngoài như kéo dài thời hạn giảm thuế VAT, thay đổi ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất vay.
Mặt khác, việc giảm chi phí đòi hỏi từ chính nội tại doanh nghiệp như tinh gọn đội ngũ lao động, ứng dụng chuyển đổi số, tối ưu chi phí gói hàng, vận chuyển.
Trong đó, sở hữu chuỗi logistics hoạt động tốt sẽ góp phần giúp giải quyết đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, chi phí được giảm thiểu tối đa trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng.
Theo ông Chu Văn Kiên - đại diện đơn vị 247Express, có nhiều cách để doanh nghiệp tối ưu chi phí logistics. Thứ nhất, là tập trung hóa hoạt động logistics bằng cách xây dựng bộ phận, phòng ban chuyên trách nhằm điều phối toàn bộ hoạt động và cân nhắc giữa các phương án để tối ưu hóa chi phí. Có thể đặc biệt chú ý tới hoạt động kho bãi và vận chuyển, vì đây là những yếu tố chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ chi phí logistics của doanh nghiệp.
Ví dụ với hoạt động vận tải, bộ phận logistics sẽ phải đảm nhận trách nhiệm tính toán, lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với từng loại hàng hóa, thời gian giao hàng và chi phí doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho việc chuyên chở loại sản phẩm, hàng hóa đó. Ngoài việc sử dụng phương tiện vận tải có sẵn, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển của các công ty khác nhau hay ký kết hợp đồng dài hạn để nhận mức giá ưu đãi hơn, cũng là một cách tối ưu chi phí.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần tăng khả năng và tốc độ phản ứng với các dấu hiệu và thay đổi của thị trường. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhân sự logistics tại công ty cần có chuyên môn và liên tục được đào tạo, tu nghiệp để có thể kịp thời nắm bắt, cập nhật điểm mới trên thị trường.
Tuy nhiên, để đầu tư hệ thống logistics nội bộ chỉn chu nhằm tối ưu chi phí lại là bài toán khá lớn cho các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, từ việc đào tạo nhân sự chuyên trách đến các điều kiện kho bãi, vận chuyển. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng năng lực của các đơn vị giao vận uy tín để giải quyết bài toán chi phí, không mất nhiều công sức đầu tư tự làm logistics mà vẫn đảm bảo luồng vận chuyển ổn định, hàng hóa nguyên vẹn, giao hàng đúng thời gian, giữ uy tín với khách hàng.
“Cái lợi rõ rệt nhất khi làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ logistics là doanh nghiệp không cần đầu tư tài sản và nguồn lực lớn để xây hệ thống riêng của mình. Thay vào đó, nhân lực, vật lực sẽ được phân bổ, đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu và là thế mạnh của doanh nghiệp, tăng thêm sức mạnh cạnh tranh. Còn việc tối ưu logistics là nhiệm vụ của các đơn vị chuyên nghiệp. Điều này hiện đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thực tế đã cho thấy hiệu quả tích cực”, ông Kiên cho biết.
Góp mặt trong Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 (theo công bố từ Vietnam Report), 247Express là lựa chọn tin cậy của hơn 14.000 thương hiệu uy tín như: VPbank, Thế Giới Di Động, Kinh Đô, FWD… với tỷ lệ phát thành công trong ngày cao và đảm bảo thư, hàng hóa nguyên vẹn khi đến tay người nhận.
Toàn bộ quá trình tạo vận đơn - tra cứu được thực hiện nhanh chóng qua website/app, cùng hệ thống quản lý thông tin khách hàng được tối ưu cho việc giải quyết nhu cầu của khách hàng nhanh gọn. Đây cũng là đơn vị áp dụng nguyên tắc 1 khách hàng - 1 nhân viên hỗ trợ, theo dõi xuyên suốt và đảm bảo năng lực nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
Website 247Express tại: https://247express.vn/