Độc đáo Lễ hội múa lân dịp Trung thu

Tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, múa lân thường được tổ chức biểu diễn trong dịp Tết, lễ hội văn hóa, với thành ý chúc mừng, tạ ơn và cầu mong những điều tốt lành. Tết Trung thu cũng là dịp các đoàn lân khắp nơi khoe tài, cầu phúc.

Tiết mục múa lân - sư - rồng trên đường phố thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) tối 13 tháng Tám âm lịch, tức ngày 27-9.

Tiết mục múa lân - sư - rồng trên đường phố thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) tối 13 tháng Tám âm lịch, tức ngày 27-9.

Theo truyền thuyết, múa lân Trung thu có nguồn gốc từ câu chuyện về Đức Phật Di Lặc. Người đã xuống trần gian để thuần hóa một con kỳ lân và bảo vệ cư dân trong làng. Thời kỳ lập thế, kỳ lân là một con thú hung dữ luôn xuất hiện vào ngày rằm tháng Tám, cướp phá tài sản và lấy đi sinh mạng người dân.

Đông đảo người dân Tam Kỳ tham dự sự kiện.

Đông đảo người dân Tam Kỳ tham dự sự kiện.

Ông Địa xuất hiện và thuần hóa con lân bằng các dược liệu nấm linh chi cho kỳ lân, biến nó thành một loài sinh vật hiền lành chỉ ăn thực vật và không còn gây hoảng loạn cho dân lành nữa. Từ đó, cứ đến mỗi dịp Trung thu, Ông Địa và kỳ lân lại về mang niềm vui đến cho mọi người. Đất đai trở nên màu mỡ, con người vui vẻ, tà ma bị xua đuổi.

Một nghệ sĩ đường phố hóa thân thành hình tượng Ông Địa trong buổi múa lân tối 27-9 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Một nghệ sĩ đường phố hóa thân thành hình tượng Ông Địa trong buổi múa lân tối 27-9 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Các tiết mục múa lân trong dịp Tết Trung thu ở phía Nam không chỉ là một chương trình nghệ thuật dân gian mà còn là lời cầu mong hạnh phúc, mong sự thịnh vượng cho những tháng còn lại trong năm.

Tiết mục múa lân tối 13 tháng Tám âm lịch tại Quy Nhơn, Bình Định.

Tiết mục múa lân tối 13 tháng Tám âm lịch tại Quy Nhơn, Bình Định.

Múa lân thường diễn ra vào những ngày trước Tết Trung thu, nổi bật là vào các ngày 13, 14, 15 tháng Tám âm lịch. Trong ngày này, đường phố sẽ tràn ngập đèn lồng rực rỡ, tiếng trống và tiếng reo hò. Điều này mang đến không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ em và người lớn.

Tiết mục múa lân bên Tượng đài Quang Trung ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tối 27-9.

Tiết mục múa lân bên Tượng đài Quang Trung ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tối 27-9.

Mỗi dịp Trung thu, cứ ở đâu người ta nghe thấy tiếng hò hét vang vọng, từng tràng pháo tay rộ lên không ngớt, nghĩa là ở đó đang có đám đông tụ tập xem múa lân. Trẻ em luôn là tâm điểm của hoạt động này. Những kỷ niệm đẹp như thế sẽ theo các em suốt cuộc đời.

Những ký ức đẹp đêm múa lân dịp Trung thu sẽ theo các em đến suốt cuộc đời.

Những ký ức đẹp đêm múa lân dịp Trung thu sẽ theo các em đến suốt cuộc đời.

Trong các lễ hội đó, đội lân thường có 3 linh thú hình dạng khác nhau, gồm đầu lân miêu hình, hổ hình và hổ báo hình. Độ to nhỏ của đầu lân và mình lân tùy theo kích thước của người múa lân. Còn quy mô thiết kế, chất liệu, thẩm mỹ thì phụ thuộc vào khả năng tài chính của những người tổ chức. Ngoài ra, một số đội lân còn kết hợp biểu diễn múa lân - sư - rồng, tượng trưng cho sự tốt lành, hạnh phúc và thịnh vượng.

Tiết mục múa rồng tại Quy Nhơn - Bình Định tối 27-9.

Tiết mục múa rồng tại Quy Nhơn - Bình Định tối 27-9.

Đội múa lân thường gồm một người đội đầu con lân to, nhiều màu sắc và múa theo nhịp trống. Đầu kỳ lân thường được thiết kế cầu kỳ với những chiếc lông vũ lấp lánh và đôi mắt lúc lắc. Chiếc đuôi dài của kỳ lân được làm bằng vải nhiều màu sắc và một người giữ đuôi để kỳ lân di chuyển. Tiếng trống và các đồ trang trí Trung thu như cờ ngũ sắc, đèn màu cũng thường đi kèm với tiếng người cầm gậy để canh giữ đầu kỳ lân.

Đêm biểu diễn múa lân tại thành phố mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương tối 27-9.

Đêm biểu diễn múa lân tại thành phố mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương tối 27-9.

Những hội múa lân thường ngập tràn màu sắc, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Những hội múa lân thường ngập tràn màu sắc, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Màu sắc sặc sỡ của trang phục múa lân tạo nên một không gian tràn đầy sức sống, niềm vui và nhiệt huyết. Trang phục không chỉ truyền cảm hứng cho đội múa lân thể hiện tinh thần đoàn kết. Mà còn tạo sự thống nhất, hấp dẫn cho màn trình diễn. Cụ thể, màu vàng của trang phục múa lân tượng trưng cho sự tươi mới, giác ngộ và tích cực. Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn và bình an. Nó thường gắn liền với những sự kiện vui vẻ và lời chúc mừng.

Trên video là tiết mục múa song lân nhảy Mai Hoa Thung của Đoàn lân - sư - rồng Phước Nguyên Đường, biểu diễn tại Đà Nẵng tối 26-9. Trong múa lân, điệu Mai Hoa Thung là điệu nhảy đỉnh cao của nghệ thuật múa lân sư rồng.

Đây được xem là điệu nhảy khó nhất, đòi hỏi người nhảy phải có nhiều kỹ năng và thật sự điêu luyện, bởi chỉ một phút sơ sẩy có thể gây tai nạn nghiêm trọng. Người biểu diễn phải phối hợp thật nhịp nhàng, phải thật sự đam mê và có sự kiên trì, dày công luyện tập nhiều năm tháng mới có thể biểu diễn thành công và đem lại cho người xem một màn trình diễn thật ngoạn mục và hấp dẫn.

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/doc-dao-le-hoi-mua-lan-dip-trung-thu-643346.html