Độc đáo nghi lễ thượng nêu trong Hoàng thành Huế

Theo thông lệ, trước tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội. Đây là một trong những nghi lễ đặc sắc tái hiện không khí Tết cổ truyền của dân tộc.

Nghi lễ thượng nêu, còn được gọi là dựng nêu hay Thướng tiêu, là một phong tục truyền thống quan trọng trong dịp Tết cổ truyền của người Việt.

 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội - Ảnh: Minh Giang

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội - Ảnh: Minh Giang

Dưới triều Nguyễn, lễ này được tổ chức long trọng tại hoàng cung, nhằm báo hiệu thời khắc “năm hết Tết đến” và gửi gắm ước mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc.

Theo tư liệu từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tục dựng nêu được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, trùng với ngày tiễn ông Táo về trời. Đây là mốc thời gian đánh dấu việc ngừng các công việc trong năm để chuẩn bị đón Tết.

Tại triều đình Nguyễn, cây nêu được làm từ những cây tre lớn, nguyên ngọn, và thường được trang trí thêm những vật phẩm như bùa chú, cờ ngũ sắc, nhằm xua đuổi tà ma và mang lại bình an.

Hiện nay, nghi lễ này được tái hiện thường niên tại Đại Nội Huế trong khuôn khổ các hoạt động mừng Xuân phục vụ Tết Nguyên đán. Lễ thượng nêu năm nay được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cùng các quan viên và người thân thuộc hoàng tộc.

 Ông Hoàng Việt Trung (áo dài đen), Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chủ trì lễ cúng thượng nêu ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Minh Giang

Ông Hoàng Việt Trung (áo dài đen), Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chủ trì lễ cúng thượng nêu ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Minh Giang

Buổi lễ bắt đầu tại Triệu Tổ Miếu với các nghi thức cúng tế truyền thống, bao gồm dâng hương, hành lễ trước ban thờ và nghi thức hóa vàng. Điểm nhấn của sự kiện là việc dựng cây nêu lớn tại sân Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn. Cây nêu cao, uy nghi, tượng trưng cho sự kết thúc của năm cũ và chào đón một năm mới đầy hy vọng, an lành.

Ngoài ý nghĩa thông báo cho dân chúng biết đã đến thời khắc chuyển giao năm mới, nghi lễ thượng nêu tại Hoàng thành Huế còn gửi gắm lời cầu chúc quốc thái dân an, nhà nhà no ấm, mưa thuận gió hòa.

Việc tái hiện nghi lễ thượng nêu tại Đại Nội không chỉ nhằm gìn giữ và lan tỏa giá trị truyền thống mà còn là cơ hội quảng bá nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô. Đây là điểm nhấn thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm không khí Tết xưa trong không gian lịch sử linh thiêng của Hoàng thành Huế.

 Buổi lễ được bắt đầu long trọng ở Triệu Tổ Miếu trong Hoàng Thành Huế. Ảnh: Minh Giang

Buổi lễ được bắt đầu long trọng ở Triệu Tổ Miếu trong Hoàng Thành Huế. Ảnh: Minh Giang

 Các quan viên và người thân trong hoàng tộc thành kính hành lễ trước ban thờ. Ảnh: Minh Giang

Các quan viên và người thân trong hoàng tộc thành kính hành lễ trước ban thờ. Ảnh: Minh Giang

 Nghi thức hóa vàng sau khi lễ tất, tức là lễ đã hoàn thành. Ảnh: Minh Giang

Nghi thức hóa vàng sau khi lễ tất, tức là lễ đã hoàn thành. Ảnh: Minh Giang

 Cây nêu được làm bằng một cây tre lớn để nguyên ngọn, do 10 người lính vác. Ảnh: Minh Giang

Cây nêu được làm bằng một cây tre lớn để nguyên ngọn, do 10 người lính vác. Ảnh: Minh Giang

 Cây nêu được dựng lên đánh dấu chấm dứt mọi việc của năm cũ để chuẩn bị đón Tết trong hoàng cung. Ảnh: Minh Giang

Cây nêu được dựng lên đánh dấu chấm dứt mọi việc của năm cũ để chuẩn bị đón Tết trong hoàng cung. Ảnh: Minh Giang

 Cây nêu to được trồng lên trước sân Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn. Ảnh: Minh Giang

Cây nêu to được trồng lên trước sân Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn. Ảnh: Minh Giang

 Việc dựng nêu trong hoàng thành ngoài việc thông báo cho dân chúng biết kết thúc mọi việc của năm cũ để chuẩn bị đón năm mới, đồng thời cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà no ấm. Ảnh: Minh Giang

Việc dựng nêu trong hoàng thành ngoài việc thông báo cho dân chúng biết kết thúc mọi việc của năm cũ để chuẩn bị đón năm mới, đồng thời cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà no ấm. Ảnh: Minh Giang

Minh Giang

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/doc-dao-nghi-le-thuong-neu-trong-hoang-thanh-hue-post331783.html