Đọc nội dung bài văn 'tả ông nội làm nghề thổi kèn đám ma', cô giáo quyết định chấm 10 điểm vì điều này

Nội dung bài văn này ra sao mà lại thuyết phục giáo viên đến thế?

Bài văn tả ông nội đạt điểm 10.

Bài văn tả ông nội đạt điểm 10.

Mới đây, trên nền tảng Tiktok, cư dân mạng lại đang chuyền tay nhau hình ảnh về một bài văn với đề tài "Tả ông của em".

Nguyên văn bài văn này như sau: "Ông của em làm nghề thổi kèn đám ma. Hôm qua đi về bị mấy chú công an giao thông bắt thổi nồng độ cồn, xin mãi không được, ông bảo là: Các chú thổi tôi thì bình thường, chứ tôi mà thổi các chú là chỉ có chết".

Qua bài văn ngắn này, có lẽ nhiều người phải phì cười vì giọng văn vừa hóm hỉnh, vừa gắn liền với thực tế. Chính điều này đã chinh phục cô giáo, do đó, cô giáo đã chấm điểm 10 cho bài văn kèm lời phê: "Ông em hay quá".

Cư dân mạng cũng tỏ ra thích thú với bài văn của em học trò. Nhiều người đồng tình rằng, bài văn này rất thực tế nên đạt điểm 10 là điều xứng đáng.

Tuy nhiên, một bộ phận dân mạng khác cũng tỏ ra nghi ngờ, liệu bài văn này có phải sản phẩm câu view, câu like không? Theo đó, các ý kiến cho rằng, với giọng văn này thì phải được viết ra từ người lớn. Chưa kể, nét chữ ở phần bài làm và phần lời phê có sự giống nhau. Do vậy, cư dân mạng cho rằng, bài văn này là của cùng một người "tự biên tự diễn": vừa viết, vừa chấm bài, vừa viết lời phê".

Dù có nhiều ý kiến bàn luận được đưa ra bên dưới hình ảnh bài văn này, tuy nhiên có thể thấy, những bài văn với nội dung bám sát với đời sống thực tế luôn có sức hấp dẫn nhất định. Điều này một lần nữa nhắc nhở các giáo viên và phụ huynh, nên khuyến khích con em mình bắt đầu với môn tập làm văn: dám nghĩ, dám viết. Từ đây, người lớn mới có cơ hội đọc được suy nghĩ của các em. Sau đó sẽ có sự định hướng, hướng dẫn để các em yêu thích, say mê với môn Văn học.

Trước đó, cư dân mạng từng được phen bàn tán rôm rả trước một bài văn của em học sinh tiểu học khi tả ông nội.

Nguyên văn bài văn vỏn vẹn 5 câu như sau: "Trong gia đình em, em yêu quý và thần tượng nhất là ông nội. Trong nhà, ông rất có tiếng nói. Bố mẹ em cãi nhau, chỉ cần ông ho một cái là tất cả trở về bình thường. Bà cũng sợ ông, còn em rất nể ông.

Ông về hưu rồi nên chẳng làm gì cả, suốt ngày chỉ hái hoa, thưởng trà rồi trùm chăn ngủ. Đến bữa ăn thì ông chỉ đầu ra hỏi: "Cơm chín chưa bây? Tao đói lắm rồi".

Đọc xong bài văn này, ai cũng cảm nhận được sự tả thực của em học sinh. Do đó, bài văn mang lại rất nhiều cảm xúc cho người đọc. Đây cũng là điều các giáo viên thường khuyến khích học trò của mình: Dám viết ra suy nghĩ để bài văn sinh động thay vì làm bài theo văn mẫu khô cứng, không có cảm xúc.

Cư dân mạng sau khi thưởng thức bài văn chợt nhận ra, ông nội quả là người quyền lực nhất nhà. Đặc biệt chi tiết: "ông chỉ cần ho một cái là tất cả trở về bình thường", điều này càng tô thêm vẻ uy nghiêm, quyền lực của ông nội.

Mỹ Anh (t/h)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/doc-noi-dung-bai-van-ta-ong-noi-lam-nghe-thoi-ken-dam-ma-co-giao-quyet-dinh-cham-10-diem-vi-dieu-nay-20501.html