Đối thoại chính sách: Phát triển lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế bền vững

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê năm 2019, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên đạt gần 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42%, cao hơn cả mức bình quân thế giới . Rừng chiếm một không gian sống rộng lớn tại Việt Nam; đặc biệt là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa với khoảng gần 20 triệu đồng bào sinh sống trong rừng và gần rừng. Rừng cung cấp tài nguyên, tạo ra oxy, thu giữ carbon, lưu trữ nguồn gen, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống và sức khỏe của con người.

Trong nhiều năm qua, nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; coi đây là một lĩnh vực quan trọng, đa mục tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa là dư địa để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc triển khai bảo vệ rừng gắn với sinh kế của người dân đã mở ra hướng đi mới, góp phần vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế tình trạng phá rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ đó tạo nên “bước chuyển” mới trong tư duy canh tác theo hướng bền vững.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thảo Nguyên - Khánh An

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/doi-thoai-chinh-sach-phat-trien-lam-nghiep-tro-thanh-nganh-kinh-te-ben-vung-225237.htm