Đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, một điểm mới quan trọng trong dự thảo luật là tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Chiều 5-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nghe các tờ trình, báo cáo thẩm tra và cho ý kiến về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, một điểm mới quan trọng trong dự thảo luật là tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

 Đại biểu dự họp

Đại biểu dự họp

Theo luật hiện hành, hệ thống VBQPPL hiện nay bao gồm 26 hình thức, do 16 chủ thể có thẩm quyền ban hành. Với chủ trương tiếp tục tinh gọn đến mức cao nhất hệ thống VBQPPL, dự thảo luật quy định bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã để bảo đảm thống nhất với nội dung đề xuất nêu tại đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật mà Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng thay đổi 1 hình thức từ quyết định Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành sang hình thức thông tư để bảo đảm tính tương đồng, thống nhất với hình thức VBQPPL do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; bổ sung 1 hình thức VBQPPL do Chính phủ ban hành là nghị quyết.

So với luật hiện hành, dự thảo luật quy định có 25 hình thức VBQPPL (giảm 1 hình thức) và do 14 chủ thể có thẩm quyền ban hành (giảm 2 chủ thể).

 Đại biểu dự họp

Đại biểu dự họp

Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, hướng đến mục tiêu tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng, tổ chức thi hành VBQPPL và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng VBQPPL, dự thảo luật bổ sung một số nguyên tắc quan trọng.

Đó là kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng, ban hành VBQPPL phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; kịp thời giải quyết vấn đề bất cập, yêu cầu phát sinh từ thực tiễn; bảo đảm quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành VBQPPL còn được thể hiện tại nội dung cụ thể của một số điều như việc xin ý kiến của Bộ Chính trị đối với việc xây dựng, ban hành VBQPPL trong trường hợp đặc biệt, trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành VBQPPL…

Quốc hội chỉ ban hành nghị quyết trong 3 trường hợp, còn tất cả các vấn đề còn lại đều ban hành luật để điều chỉnh.

Cùng với đó, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo luật đã phân định rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH với thẩm quyền ban hành VBQPPL dưới luật.

Theo đó, Quốc hội ban hành luật để quy định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội nhằm “luật hóa đến mức tối đa những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội”.

Quốc hội chỉ ban hành nghị quyết trong 3 trường hợp (thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; vấn đề khác do Quốc hội quyết định), còn tất cả các vấn đề còn lại đều ban hành luật để điều chỉnh.

ANH PHƯƠNG

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/don-gian-hoa-he-thong-van-ban-quy-pham-phap-luat-post780627.html