Dự kiến tỉnh nào không sáp nhập dù diện tích chưa đạt tiêu chuẩn?
Đây là tỉnh thành thuộc khu vực Đông Bắc Bộ Việt Nam không thực hiện sáp nhập dù diện tích chưa đạt tiêu chuẩn.

1. Tỉnh nào không thực hiện sáp nhập dù diện tích chưa đạt tiêu chuẩn?
A
B
Điện Biên
C
Theo Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương).
Hà Nội, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Sơn La đạt cả ba tiêu chí về diện tích, dân số, đơn vị hành chính theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các tỉnh còn lại đều không đạt một hoặc hai tiêu chí, gồm Điện Biên và Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu, Cao Bằng. Trong đó, duy nhất Cao Bằng không đạt cả 2 tiêu chí: dân số và diện tích.
Tại Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính của Chính phủ hôm 14/4, trung ương không thực hiện sắp xếp Cao Bằng do tỉnh có đường biên dài với Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở với gần 95% dân số là người dân tộc thiểu số. Hơn nữa, các tỉnh giáp ranh Cao Bằng đều đã sáp nhập với địa phương khác, hoặc không phù hợp để sáp nhập.
D
Lai Châu

2. Cao Bằng từng được sáp nhập với tỉnh nào để trở thành Cao Lạng?
A
Lạng Sơn
Cao Lạng được hợp nhất từ Cao Bằng và Lạng Sơn vào tháng 12/1975. Lúc này, tỉnh Cao Lạng có 20 đơn vị hành chính gồm: 2 thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và 18 huyện: Bắc Sơn, Bảo Lạc, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hà Quảng, Hòa An, Hữu Lũng, Lộc Bình, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Tràng Định, Trùng Khánh, Văn Lãng, Văn Quan. Tỉnh lỵ được đặt tại thị xã Cao Bằng.
Dân số của tỉnh vào năm 1976 gần 900.000 người, diện tích hơn 13.000 km². Đến tháng 12/1978, tỉnh Cao Lạng được tách thành hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.
B
Sơn La
C
Bắc Kạn
D
Điện Biên

3. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành mới được sáp nhập từ ba địa phương?
A
3
B
4
C
5
D
6
Cả nước dự kiến có 6 tỉnh thành mới, được sáp nhập từ 3 địa phương, gồm: Ninh Bình (được sáp nhập từ Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình). Phú Thọ (Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ). Lâm Đồng (Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận). Cần Thơ (Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang). TP.HCM (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, TP.HCM). Vĩnh Long (Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh).

4. Dự kiến tỉnh thành nào rộng thứ hai sau sáp nhập?
A
Lâm Đồng
B
Phú Thọ
C
Gia Lai
Hiện Nghệ An rộng nhất cả nước với 16.489,97 km². Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, dự kiến, tỉnh mới Lâm Đồng (gồm Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận) sẽ có diện tích lớn nhất cả nước - trên 24.200 km². Tỉnh rộng thứ 2 là Gia Lai mới (gồm tỉnh Gia Lai và Bình Định), diện tích hơn 21.500 km².
Tỉnh Đắk Lắk mới (sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên) sẽ là tỉnh rộng thứ 3 với diện tích hơn 18.000 km².
D
Hà Nội

5. Sau sáp nhập, tỉnh thành nào sau đây sẽ có hai sân bay hoạt động trên địa bàn?
A
Hà Nội
B
TP.HCM
Sau khi sáp nhập với Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương, TP.HCM sẽ có sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Côn Đảo.
C
Phú Thọ
D
Quảng Ninh
