1. Sữa: Nhiều chuyên gia tiết lộ, có khá nhiều loại thực phẩm hết hạn vẫn ăn được. Điển hình như sữa tiệt trùng có thể dùng lâu hơn hạn sử dụng khoảng 50% thời gian ghi trên bao bì nếu như được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, hương vị và chất lượng của sữa quá hạn sẽ không được đảm bảo tươi ngon như lúc ban đầu. Nếu sữa đã lên men, bạn nên sử dụng nó để làm bánh. Ảnh: BBC.
2. Phô mai: Cũng giống như rau quả, những loại phô mai cứng như parmesan, cheddar thường nấm mốc không ăn sâu vào bên trong và cũng phải mất thời gian lâu mới có thể tấn công được. Nên khi thấy chúng bị mốc thì bạn chỉ cần lấy dao cắt bỏ phần mốc ở bên ngoài đi, nên nhớ là đừng để dao cắt phần bị mốc dính vào phần pho mát phía trong vì phần trong vẫn còn ăn được. Ảnh: Getty.
3. Thịt khô, cá khô, xúc xích khô (salami), lạp xưởng, đùi lợn muối: Khi phát hiện nấm mốc trên bề mặt salami, thịt khô, cá khô hay lạp xưởng… bạn có thể rửa sạch nấm mốc hoặc cắt bỏ nó và lại tiếp tục ăn được những phần chưa bị mốc. Ảnh: Eatthis.
4. Hành tây: Nếu củ hành tây của bạn chỉ bị mốc lớp vỏ bên ngoài, bạn chỉ cần cắt bỏ những lớp mốc đó đi. Sau đó bạn vẫn có thể chế biến món ăn như bình thường. Trường hợp bị mốc quá nhiều, bạn hẵng nghĩ tới việc vứt bỏ đi nhé. Ảnh: Internet.
5. Cam chanh: Nếu trái cam hoặc chanh chỉ bị mốc chút xíu ở trên bề mặt, đừng lo vì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ được. Việc bạn cần làm là lấy một miếng vải sạch, nhúng chúng vào trong nước nóng hoặc giấm. Sau đó lau thật sạch phần mốc trên bề mặt của quả chanh hoặc cam. Tiếp theo đó bạn chỉ cần lột vỏ của chúng ra và nếu bên trong không bị mốc thì bạn có thể sử dụng chúng bình thường. Ảnh: Stuffpoint.
1. Các loại rau quả cứng: Những loại rau quả cứng như táo, cà rốt, bắp cải…là các loại thực phẩm bị mốc vẫn có thể ăn được sau khi đã cắt bỏ phần bị mốc. Đơn giản là bởi nấm mốc rất khó sinh sôi xuyên qua những vật chất cứng, vậy nên một khi phần còn lại của rau quả còn chưa bị “tấn công”, bạn vẫn có thể ăn chúng ngon lành. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nhớ cắt thêm ra ngoài viền của chỗ mốc một khoảng cỡ 2-3cm. Ảnh: Dreamstime.
7. Trứng: Báo cáo của các nhà khoa học thực phẩm Dana Gunders, trứng có thể để được 3 - 5 tuần sau ngày hạn dùng in trên hộp đóng gói. Tuy nhiên, trứng phải được lưu giữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C để ngăn ngừa sự tăng trưởng của vi khuẩn Salmonella enteritidis liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Ảnh: AB.
8. Thực phẩm có đường: Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường như mứt, mật ong được cho là vẫn an toàn để sử dụng khi đã quá hạn. Ảnh: NDTV.
9. Khoai tây chiên giòn: Mặc dù khoai có thể bị ỉu, không còn giòn nữa nhưng loại khoai tây chiên giòn đóng gói đã được xử lý và có thêm một chút muối trên mỗi thành phẩm. Do đó, bạn có thể sử dụng chúng 3 tuần sau khi đã hết hạn sử dụng. Ảnh: Delonghi.
10. Bánh quy: Gần giống với khoai tây chiên giòn, bánh quy cũng đã được xử lý trong khâu sản xuất nên có thể sử dụng sau thời gian hết hạn. Nếu muốn làm bánh giòn trở lại, bạn có thể nướng thêm lần nữa, tuy nhiên, đừng nên sử dụng bánh quá 2 tháng với hạn được ghi trên bao bì. Ảnh: DM.
11. Mỳ ống: Đây được cho là loại thực phẩm khô và được nấu chín khi sử dụng. Do đó, nếu được bảo quản ở nơi kín gió, khô ráo, ta có thể sử dụng chúng vô thời hạn. Ảnh: Budgetbytes.
12. Thịt: Nếu được làm lạnh đúng cách, thịt có thể ăn 2 ngày so với thời hạn ghi trên bao bì. Tốt nhất, bạn cũng nên ngửi thử thực phẩm của mình để đảm bảo chúng không bị ôi, thiu. Với thịt sấy khô, thời hạn của thịt có thể lên đến 120 ngày nhưng chú ý không ăn phần thịt đã bị mốc. Ảnh: DM.
Thảo Nguyên (TH)