Đường Phan Chu Trinh qua chợ Biên Hòa

Con đường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu (Châu) Trinh (1872-1926) là một trong những con đường xưa nhất trong nội ô tỉnh lỵ Biên Hòa. Khi Pháp chiếm tỉnh Biên Hòa (18-12-1861), một thời gian sau đã cho triệt phá Thành cổ Biên Hòa rồi xây một đồn phòng thủ mới ngay trong nội ô Thành cổ, gọi là Thành Soldat, nghĩa là Thành lính, dân gian gọi là Thành Kèn.

Ảnh chụp khoảng năm 1970, các vị bô lão của đình Tân Lân trong đoàn rước kiệu Đức ông Trần Thượng Xuyên đi chu du trong lệ cúng cầu an. Đoàn từ ngã năm chợ Biên Hòa đường Phan Châu Trinh, di chuyển về hướng bờ sông. Trong ảnh có 3 bảng hiệu (từ trái sang phải): Tiệm uốn tóc, trang điểm Thu Thủy, ngày nay là bên hông trụ sở UBND phường Thanh Bình; tiệm chụp hình Phạm Sử, nay là căn bên trái của tiệm Tuấn (bán bulon, ốc tán…); Tiệm may Mỹ Trang, nay là căn bên phải của tiệm Tuấn. Ảnh được cụ Võ Hà Khuê, cựu Trưởng ban Quý tế đình Tân Lân cung cấp.

Ảnh chụp khoảng năm 1970, các vị bô lão của đình Tân Lân trong đoàn rước kiệu Đức ông Trần Thượng Xuyên đi chu du trong lệ cúng cầu an. Đoàn từ ngã năm chợ Biên Hòa đường Phan Châu Trinh, di chuyển về hướng bờ sông. Trong ảnh có 3 bảng hiệu (từ trái sang phải): Tiệm uốn tóc, trang điểm Thu Thủy, ngày nay là bên hông trụ sở UBND phường Thanh Bình; tiệm chụp hình Phạm Sử, nay là căn bên trái của tiệm Tuấn (bán bulon, ốc tán…); Tiệm may Mỹ Trang, nay là căn bên phải của tiệm Tuấn. Ảnh được cụ Võ Hà Khuê, cựu Trưởng ban Quý tế đình Tân Lân cung cấp.

Đường Phan Chu Trinh năm 1968. Ảnh: Vĩnh Huy

Đường Phan Chu Trinh năm 1968. Ảnh: Vĩnh Huy

Đường Phan Chu Trinh ngày nay. Ảnh: Vĩnh Huy

Đường Phan Chu Trinh ngày nay. Ảnh: Vĩnh Huy

Con đường nối từ cổng Thành Kèn ra chợ Biên Hòa lúc ấy có tên là Avenue du Fort (Đại lộ Pháo Đài), sau năm 1954 mới đổi tên là đường Phan Châu Trinh.

Lê Ngọc Quốc

Nguồn Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202406/duong-phan-chu-trinh-qua-cho-bien-hoa-23b14d3/