Ghé thăm làng Kon Leang, thưởng lãm nét đẹp bình dị của đại ngàn

Làng Kon Leang mang một vẻ đẹp nên thơ, được bao bọc với đồi núi và con sông, hồ nước hoang sơ. Đi vào làng, cuộc sống thường nhật của người dân Xơ Đăng hiện lên bình dị và chân chất.

Khu vực Kon Plông của tỉnh Kon Tum cũ, nay đã sáp nhập với tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 01/7/2025, có nhiều thôn làng của người dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất vẫn là người Xơ Đăng, Hrê và một số ít dân tộc khác như Ba Na, Gia Rai... Những thôn làng của người dân tộc thiểu số nơi núi rừng Tây Nguyên vẫn luôn gây tò mò, hấp dẫn đối với du khách phương xa.

Nhiều ngôi làng tại đây đã được tập trung phát triển thành làng du lịch cộng đồng, thu hút sự chú ý của du khách, như làng Kon Bring, làng Kon Vơng Kia, làng Vi Rơ Ngheo, làng Kon Tu Rằng...

Với những ngôi làng đã được quy hoạch thành làng du lịch cộng đồng, du khách không chỉ có thể ở trong làng qua các homestay, mà còn có cơ hội khám phá cuộc sống của người bản địa, học hỏi và tìm hiểu thêm về các nét văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số nơi đây.

Bên cạnh những thôn làng dân tộc thiểu số đã quá phổ biển, vẫn còn đó nhiều ngôi làng chưa "du lịch hóa", chưa được nhiều du khách ghé thăm. Những ngôi làng này ngày ngày an yên với cuộc sống thường nhật, mỗi sáng vươn vai chào đón nắng mai. Làng Kon Leang chính là một ngôi làng như vậy.

Làng Kon Leang (hay thôn Kon Leang) nằm ngay chân cầu Măng Cành, một con đường uốn khúc quanh co giữa vẻ đẹp hùng thiêng của núi rừng.

Làng Kon Leang (hay thôn Kon Leang) nằm ngay chân cầu Măng Cành, một con đường uốn khúc quanh co giữa vẻ đẹp hùng thiêng của núi rừng.

Đầu làng là một nhà rông truyền thống mới được khánh thành chưa lâu.

Đầu làng là một nhà rông truyền thống mới được khánh thành chưa lâu.

Thôn Kon Leang là thôn miền núi khu vực 1. Thôn có 145 hộ dân với gần 450 khẩu. Người dân ở đây chủ yếu là người Xơ Đăng (còn gọi là Mơ Nâm).

Thôn Kon Leang là thôn miền núi khu vực 1. Thôn có 145 hộ dân với gần 450 khẩu. Người dân ở đây chủ yếu là người Xơ Đăng (còn gọi là Mơ Nâm).

Như nhiều ngôi làng dân tộc thiểu số khác, địa hình làng Kon Leang được xây dựng men theo các triền đồi với sông và hồ bao quanh.

Như nhiều ngôi làng dân tộc thiểu số khác, địa hình làng Kon Leang được xây dựng men theo các triền đồi với sông và hồ bao quanh.

Trong làng, gia súc, gia cầm được chăn thả tự do. Cảnh vật vắng lặng, đủ để nghe được tiếng chim hót, tiếng nước chảy.

Trong làng, gia súc, gia cầm được chăn thả tự do. Cảnh vật vắng lặng, đủ để nghe được tiếng chim hót, tiếng nước chảy.

Bên cạnh ngôi nhà chính còn có các ngôi nhà sàn nhỏ dùng để chứa lúa (hay còn gọi là kho lúa). Theo truyền thống, kho lúa của người Xơ Đăng là một phần quan trọng trong văn hóa của dân tộc bản địa. Chúng không chỉ dùng để chứa lúa vào mỗi mùa thu hoạch mà còn là nơi diễn ra nhiều nghi thức mùa màng.

Bên cạnh ngôi nhà chính còn có các ngôi nhà sàn nhỏ dùng để chứa lúa (hay còn gọi là kho lúa). Theo truyền thống, kho lúa của người Xơ Đăng là một phần quan trọng trong văn hóa của dân tộc bản địa. Chúng không chỉ dùng để chứa lúa vào mỗi mùa thu hoạch mà còn là nơi diễn ra nhiều nghi thức mùa màng.

Làng Kon Leang khá nhỏ và vắng người. Nếu đến Kon Leang du ngoạn, bạn cứ đi dọc theo con đường chính là đã có thể bao quát cuộc sống của người dân nơi đây.

Làng Kon Leang khá nhỏ và vắng người. Nếu đến Kon Leang du ngoạn, bạn cứ đi dọc theo con đường chính là đã có thể bao quát cuộc sống của người dân nơi đây.

Trong ngày, những người lao động chính đều đã đi làm. Làng chỉ còn lại người già và trẻ em ngồi chơi trước cửa nhà.

Cuộc sống của những con người nơi đây vừa giản đơn, cũng vừa yên bình giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Cuộc sống của những con người nơi đây vừa giản đơn, cũng vừa yên bình giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Nguyễn Thị Bình An

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/diem-den/ghe-tham-lang-kon-leang-thuong-lam-net-dep-binh-di-cua-dai-ngan-c23a100542.html