Giá đất mới cần hài hòa với lợi ích của nhiều tầng lớp trong xã hội
Những tranh luận về giá đất và việc đình trệ giải quyết hồ sơ về đất đai tại một số địa phương đã cho thấy tính hai mặt của giá đất khi công cụ này được lồng ghép quá nhiều mục tiêu quản lý. Không thể phủ nhận tính tích cực của điều chỉnh giá đất, nhưng việc này lại kéo theo tăng gánh nặng thuế, phí từ khi chuyển quyền sử dụng đất, cũng như giá đất tăng cao vượt qua khả năng chi trả của nhiều bộ phận người dân.
Nhiều năm chờ đợi chuyển đổi mục đích sử dụng đất để có một nơi an cư, nhưng nay nỗi lo ấy của bà Bùi Thị Tần sống tại huyện Bình Chánh càng lớn khi biết dự kiến bảng giá đất mới sẽ tăng nhiều lần, vượt quá chi trả của gia đình bà.
Chắc hẳn nỗi lo an cư không chỉ riêng của bà Tần mà với nhiều người, điều chỉnh tăng giá đất khiến, giá nhà đất, chung cư tại TPHCM tăng chóng mặt. Do vậy, đã 8 tháng trôi qua, anh Kiên - một nhân viên văn phòng rất khó mua nhà.
Là địa phương đi đầu trong điều chỉnh giá đất theo đúng tinh thần của Luật Đất đai 2024, nhưng tại cuộc đối thoại của Mặt trận Tồ quốc Việt Nam TP.HCM với Sở Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia đều chung quan điểm, giá đất mới đang được điều chỉnh chưa phù hợp với đại bộ phận người dân.
Cùng chung góc nhìn, chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, để có một bảng giá đất giúp hài hòa lợi ích giữa các chủ thể là một bài toán khó. Do vậy cần tính tới điều chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Xác định giá đất là vấn đề khó, tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội; cần phải được xử lý hài hòa chứ không thể đưa ra một mức giá đất làm thỏa mãn tất cả mọi đối tượng liên quan.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!