Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long

Việc giải mã kiến trúc điện Kính Thiên có thể khẳng định là một bước tiến dài trong lịch sử nghiên cứu về giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn 20 năm khai quật, nghiên cứu khảo cổ học.

 Viện Nghiên cứu kinh thành (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đang phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội trưng bày "Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên". Đây là kết quả nghiên cứu trong ba năm từ 2020 đến 2023 của Viện Nghiên cứu kinh thành.

Viện Nghiên cứu kinh thành (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đang phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội trưng bày "Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên". Đây là kết quả nghiên cứu trong ba năm từ 2020 đến 2023 của Viện Nghiên cứu kinh thành.

Trưng bày đã giới thiệu tới công chúng 22 hiện vật đặc sắc, liên quan trực tiếp đến kiến trúc Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. Đây là kết quả quá trình nghiên cứu trong nhiều năm của Viện Nghiên cứu kinh thành, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia kiến trúc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc trao đổi học thuật, điều tra nghiên cứu, so sánh kiến trúc cung điện cổ tại các nước này.

Trưng bày đã giới thiệu tới công chúng 22 hiện vật đặc sắc, liên quan trực tiếp đến kiến trúc Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. Đây là kết quả quá trình nghiên cứu trong nhiều năm của Viện Nghiên cứu kinh thành, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia kiến trúc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc trao đổi học thuật, điều tra nghiên cứu, so sánh kiến trúc cung điện cổ tại các nước này.

Kính Thiên là tòa điện xây dựng trên cấp nền cao, phía trước có thềm bậc đá chạm rồng gồm 11 bậc, phân làm 3 lối đi, lối chính giữa dành cho nhà vua, hai bên dành cho các quan đại thần.Chính giữa phía sau và hai bên nền điện có thể có các thềm bậc đơn bằng đá cũng chạm rồng. Trên thềm điện có lan can đá bao quanh kiến trúc gỗ được sơn son màu đỏ. Kiến trúc này có quy mô to lớn, thuộc loại kiến trúc "đấu củng, trùng diêm", trên mái lợp ngói rồng men vàng đặc sắc và được trang trí bằng các tượng đầu rồng vươn cao lên trời, tạo nên vẻ đẹp cao sang và đầy quyền lực của vương triều.

Kính Thiên là tòa điện xây dựng trên cấp nền cao, phía trước có thềm bậc đá chạm rồng gồm 11 bậc, phân làm 3 lối đi, lối chính giữa dành cho nhà vua, hai bên dành cho các quan đại thần.Chính giữa phía sau và hai bên nền điện có thể có các thềm bậc đơn bằng đá cũng chạm rồng. Trên thềm điện có lan can đá bao quanh kiến trúc gỗ được sơn son màu đỏ. Kiến trúc này có quy mô to lớn, thuộc loại kiến trúc "đấu củng, trùng diêm", trên mái lợp ngói rồng men vàng đặc sắc và được trang trí bằng các tượng đầu rồng vươn cao lên trời, tạo nên vẻ đẹp cao sang và đầy quyền lực của vương triều.

Chính giữa phía sau và hai bên nền điện có thể có các thềm bậc đơn bằng đá cũng chạm rồng. Trên thềm điện có lan can đá bao quanh kiến trúc gỗ được sơn son màu đỏ. Kiến trúc này có quy mô to lớn, thuộc loại kiến trúc "đấu củng, trùng diêm", trên mái lợp ngói rồng men vàng đặc sắc và được trang trí bằng các tượng đầu rồng vươn cao lên trời, tạo nên vẻ đẹp cao sang và đầy quyền lực của vương triều.

Chính giữa phía sau và hai bên nền điện có thể có các thềm bậc đơn bằng đá cũng chạm rồng. Trên thềm điện có lan can đá bao quanh kiến trúc gỗ được sơn son màu đỏ. Kiến trúc này có quy mô to lớn, thuộc loại kiến trúc "đấu củng, trùng diêm", trên mái lợp ngói rồng men vàng đặc sắc và được trang trí bằng các tượng đầu rồng vươn cao lên trời, tạo nên vẻ đẹp cao sang và đầy quyền lực của vương triều.

Dựa vào kích thước của thềm bậc đá chạm rồng, các nhà khoa học có thể tính được gian chính của điện Kính Thiên có chiều rộng 4,80m, gian hai bên rộng 4,20m. Số gian chiều ngang của điện Kính Thiên là 9 gian (7 gian 2 chái), chiều sâu của lòng điện là 6 gian, có diện tích lớn khoảng 1.188m2 (dài 44m x rộng 27m), trong đó chiều ngang có 10 cột, chiều dọc (hay chiều sâu) có 6 cột, tổng cộng công trình có 60 cột gỗ.

Dựa vào kích thước của thềm bậc đá chạm rồng, các nhà khoa học có thể tính được gian chính của điện Kính Thiên có chiều rộng 4,80m, gian hai bên rộng 4,20m. Số gian chiều ngang của điện Kính Thiên là 9 gian (7 gian 2 chái), chiều sâu của lòng điện là 6 gian, có diện tích lớn khoảng 1.188m2 (dài 44m x rộng 27m), trong đó chiều ngang có 10 cột, chiều dọc (hay chiều sâu) có 6 cột, tổng cộng công trình có 60 cột gỗ.

Nghiên cứu so sánh cấu kiện gỗ và các loại ngói lợp mái cho thấy, kiến trúc điện Kính Thiên được thiết kế xây dựng rất công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ theo nghi thức cung đình với nhiều màu sắc lộng lẫy, mang vẻ đẹp quyền uy và thịnh vượng của vương triều, mang nét tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở Đông Á cùng thời.

Nghiên cứu so sánh cấu kiện gỗ và các loại ngói lợp mái cho thấy, kiến trúc điện Kính Thiên được thiết kế xây dựng rất công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ theo nghi thức cung đình với nhiều màu sắc lộng lẫy, mang vẻ đẹp quyền uy và thịnh vượng của vương triều, mang nét tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở Đông Á cùng thời.

Trên mái điện Kính Thiên được lợp bằng loại ngói rất đặc sắc, đó là loại ngói rồng (Ngói hình con rồng). Đây là loại ngói độc đáo nhất trong tất cả các loại ngói lợp mái cung điện cổ ở châu Á thời bấy giờ, mang đầy tính sáng tạo của kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ.

Trên mái điện Kính Thiên được lợp bằng loại ngói rất đặc sắc, đó là loại ngói rồng (Ngói hình con rồng). Đây là loại ngói độc đáo nhất trong tất cả các loại ngói lợp mái cung điện cổ ở châu Á thời bấy giờ, mang đầy tính sáng tạo của kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ.

Điện Kính Thiên là nơi diễn ra các nghi thức quan trọng nhất của quốc gia như: Lễ đăng cơ (Hoàng đế lên ngôi), lễ Đại triều và lễ đón tiếp sứ thần các nước của triều đình... Tòa điện này được vua Lê Thái Tổ xây dựng năm 1428 và được sửa chữa, xây dựng lại vào các năm 1465, 1467. Triều Mạc (1527-1593) và triều Lê Trung hưng (1593-1789), điện Kính Thiên được tiếp tục sử dụng làm nơi thiết triều.

Điện Kính Thiên là nơi diễn ra các nghi thức quan trọng nhất của quốc gia như: Lễ đăng cơ (Hoàng đế lên ngôi), lễ Đại triều và lễ đón tiếp sứ thần các nước của triều đình... Tòa điện này được vua Lê Thái Tổ xây dựng năm 1428 và được sửa chữa, xây dựng lại vào các năm 1465, 1467. Triều Mạc (1527-1593) và triều Lê Trung hưng (1593-1789), điện Kính Thiên được tiếp tục sử dụng làm nơi thiết triều.

Trải qua hơn 388 năm tồn tại, năm 1816, vua Gia Long đã cho xây dựng cung điện mới tại nền điện Kính Thiên để làm hành cung cho các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc. Năm 1886, sau khi Pháp chiếm Hà Nội, điện bị phá hủy để xây tòa nhà của quân đội Pháp. Dấu tích lưu lại những ký ức vàng son của điện Kính Thiên còn lại trên mặt đất ngày nay là thềm bậc đá chạm rồng đã trở thành Bảo vật quốc gia.

Trải qua hơn 388 năm tồn tại, năm 1816, vua Gia Long đã cho xây dựng cung điện mới tại nền điện Kính Thiên để làm hành cung cho các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc. Năm 1886, sau khi Pháp chiếm Hà Nội, điện bị phá hủy để xây tòa nhà của quân đội Pháp. Dấu tích lưu lại những ký ức vàng son của điện Kính Thiên còn lại trên mặt đất ngày nay là thềm bậc đá chạm rồng đã trở thành Bảo vật quốc gia.

Thành quả nghiên cứu ban đầu này được xem là một bước tiến dài trong lịch sử nghiên cứu, đánh giá giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn 20 năm khai quật, nghiên cứu khảo cổ học.

Thành quả nghiên cứu ban đầu này được xem là một bước tiến dài trong lịch sử nghiên cứu, đánh giá giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn 20 năm khai quật, nghiên cứu khảo cổ học.

Kết quả nghiên cứu này đã đóng góp quan trọng và thiết thực trong việc quảng bá hình ảnh di sản Hoàng thành Thăng Long, giúp hình dung rõ ràng hơn, cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp độc đáo, tráng lệ và kỳ bí của kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc về tài năng và trí tuệ sáng tạo của cha ông.

Kết quả nghiên cứu này đã đóng góp quan trọng và thiết thực trong việc quảng bá hình ảnh di sản Hoàng thành Thăng Long, giúp hình dung rõ ràng hơn, cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp độc đáo, tráng lệ và kỳ bí của kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc về tài năng và trí tuệ sáng tạo của cha ông.

Sơn Quách

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/giai-ma-bi-an-kien-truc-dien-kinh-thien-hoang-thanh-thang-long-post30172.html