Giảm lượng muối ăn vào để tránh nguy cơ huyết áp cao

Những thay đổi thói quen hằng ngày như giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên… là biện pháp để tránh tình trạng huyết áp cao.

Huyết áp được đo như thế nào: Huyết áp được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg) và bao gồm hai chỉ số: huyết áp tâm thu (số trên cùng) và huyết áp tâm trương (số dưới cùng). Huyết áp dưới 120/80 mmHg là trong phạm vi bình thường, trong khi chỉ số 140/90 mmHg hoặc cao hơn được coi là biểu hiện của huyết áp cao. Huyết áp giữa hai phạm vi này được coi là tiền cao huyết áp.

Huyết áp được đo như thế nào: Huyết áp được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg) và bao gồm hai chỉ số: huyết áp tâm thu (số trên cùng) và huyết áp tâm trương (số dưới cùng). Huyết áp dưới 120/80 mmHg là trong phạm vi bình thường, trong khi chỉ số 140/90 mmHg hoặc cao hơn được coi là biểu hiện của huyết áp cao. Huyết áp giữa hai phạm vi này được coi là tiền cao huyết áp.

Huyết áp cao có thể gây tổn thương mạch máu và các cơ quan theo thời gian, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nó có thể phòng ngừa và kiểm soát được.

Huyết áp cao có thể gây tổn thương mạch máu và các cơ quan theo thời gian, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nó có thể phòng ngừa và kiểm soát được.

Thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Một số thay đổi lối sống này bao gồm:

Thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Một số thay đổi lối sống này bao gồm:

Giảm lượng muối ăn vào: Lượng muối dư thừa là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Nên giảm lượng muối ăn vào, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến và các sản phẩm đóng gói khác vì chúng có hàm lượng natri cao. Vì thế, bạn có thể thay thế bằng các loại thảo mộc và gia vị để nêm thức ăn thay cho muối. Ngoài ra, bổ sung trái cây và rau quả tươi vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng muối ăn vào.

Giảm lượng muối ăn vào: Lượng muối dư thừa là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Nên giảm lượng muối ăn vào, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến và các sản phẩm đóng gói khác vì chúng có hàm lượng natri cao. Vì thế, bạn có thể thay thế bằng các loại thảo mộc và gia vị để nêm thức ăn thay cho muối. Ngoài ra, bổ sung trái cây và rau quả tươi vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng muối ăn vào.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn nên vận động cơ thể ít nhất 150 phút, bao gồm cả tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần. Để tăng cường phát triển cơ bắp và tăng cường trao đổi chất, nên thực hành các bài tập tập trung vào rèn luyện sức mạnh.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn nên vận động cơ thể ít nhất 150 phút, bao gồm cả tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần. Để tăng cường phát triển cơ bắp và tăng cường trao đổi chất, nên thực hành các bài tập tập trung vào rèn luyện sức mạnh.

Áp dụng chế độ ăn kiêng DASH: Chế độ ăn kiêng tiếp cận “Ăn kiêng để ngừng tăng huyết áp” (DASH) là một kế hoạch ăn uống giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Chế độ ăn kiêng DASH đã được chứng minh là làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày, chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế và chọn các nguồn giàu protein như thịt gia cầm, cá, đậu và các loại hạt.

Áp dụng chế độ ăn kiêng DASH: Chế độ ăn kiêng tiếp cận “Ăn kiêng để ngừng tăng huyết áp” (DASH) là một kế hoạch ăn uống giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Chế độ ăn kiêng DASH đã được chứng minh là làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày, chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế và chọn các nguồn giàu protein như thịt gia cầm, cá, đậu và các loại hạt.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với tăng huyết áp. Vì thế cần phải duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống để giúp giảm huyết áp.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với tăng huyết áp. Vì thế cần phải duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống để giúp giảm huyết áp.

Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây tăng huyết áp tạm thời và căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến tăng huyết áp theo thời gian. Để giảm bớt tình trạng này, hãy cân nhắc thực hành các kỹ thuật thư giãn như tập thở sâu, thiền hoặc yoga. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ 8 tiếng và hỗ trợ xã hội cũng có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng.

Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây tăng huyết áp tạm thời và căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến tăng huyết áp theo thời gian. Để giảm bớt tình trạng này, hãy cân nhắc thực hành các kỹ thuật thư giãn như tập thở sâu, thiền hoặc yoga. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ 8 tiếng và hỗ trợ xã hội cũng có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng.

Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá: Uống quá nhiều rượu và hút thuốc có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ tăng huyết áp. Nếu ai đó bị huyết áp cao, nên tránh uống rượu và hút thuốc hoàn toàn./.

Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá: Uống quá nhiều rượu và hút thuốc có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ tăng huyết áp. Nếu ai đó bị huyết áp cao, nên tránh uống rượu và hút thuốc hoàn toàn./.

N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) Theo healthshots

Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/giam-luong-muoi-an-vao-de-tranh-nguy-co-huyet-ap-cao-post1020573.vov