Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội

''Vờ' là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Đặc sản vờ từ sông Hồng - Món ngon quý hiếm thu hút thực khách Hà Nội.

Ở ven sông Hồng (Hà Nội), loài côn trùng mang tên "vờ vờ" đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân địa phương xã Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội), trở thành đặc sản hiếm có hấp dẫn nhiều khách hàng sành ăn ở Hà Nội cũng như các tỉnh thành xunh quanh.

Ở ven sông Hồng (Hà Nội), loài côn trùng mang tên "vờ vờ" đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân địa phương xã Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội), trở thành đặc sản hiếm có hấp dẫn nhiều khách hàng sành ăn ở Hà Nội cũng như các tỉnh thành xunh quanh.

Theo một số ngư dân cho biết, hàng năm cứ vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch, khi tiết trời bắt đầu thay đổi nóng ẩm hoặc bất chợt đổ mưa là lúc loài côn trùng độc lạ này nổi trên mặt sông Hồng. Đây là thời điểm để ngư dân săn đặc sản "lộc trời" hiếm có.

Theo một số ngư dân cho biết, hàng năm cứ vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch, khi tiết trời bắt đầu thay đổi nóng ẩm hoặc bất chợt đổ mưa là lúc loài côn trùng độc lạ này nổi trên mặt sông Hồng. Đây là thời điểm để ngư dân săn đặc sản "lộc trời" hiếm có.

Anh Bảo (xã Kin Lan, Gia Lâm) một người ngư dân đã gắn bó với nghề vớt "lộc trời" vài chục năm nay cho biết: "Con vờ là loài côn trùng sống ở đáy sông. Mỗi năm chúng chỉ nổi lên mặt nước một lần để lột xác, bay vật vờ trên mặt nước trong vào giờ rồi chết. Vì vậy vợ chồng tôi cũng như người dân tại đây phải chuẩn bị mọi thứ từ 3 giờ sáng để kịp vớt vờ trong khoảng thời gian từ 4 - 6h sáng là hết".

Anh Bảo (xã Kin Lan, Gia Lâm) một người ngư dân đã gắn bó với nghề vớt "lộc trời" vài chục năm nay cho biết: "Con vờ là loài côn trùng sống ở đáy sông. Mỗi năm chúng chỉ nổi lên mặt nước một lần để lột xác, bay vật vờ trên mặt nước trong vào giờ rồi chết. Vì vậy vợ chồng tôi cũng như người dân tại đây phải chuẩn bị mọi thứ từ 3 giờ sáng để kịp vớt vờ trong khoảng thời gian từ 4 - 6h sáng là hết".

"Trước đây loài côn trùng này vẫn chưa được nhiều người biết đến, bà con nơi đây vẫn đánh bắt theo phương pháp thủ công, thô sơ bằng vợt. Vài năm trở lại đây, con vờ thành đặc sản có giá cao nên người dân cũng bắt đầu sử dụng thuyền gắn máy trang bị thêm phễu lưỡi để thu hoạch nhanh và nhiều hơn", anh Bảo chia sẻ.

"Trước đây loài côn trùng này vẫn chưa được nhiều người biết đến, bà con nơi đây vẫn đánh bắt theo phương pháp thủ công, thô sơ bằng vợt. Vài năm trở lại đây, con vờ thành đặc sản có giá cao nên người dân cũng bắt đầu sử dụng thuyền gắn máy trang bị thêm phễu lưỡi để thu hoạch nhanh và nhiều hơn", anh Bảo chia sẻ.

Một người ngư dân khác cho biết, vì đây là "lộc trời" nên nó xuất hiện thất thường, người dân phải sử dụng kinh nghiệm lâu năm để xác định được ngày nào có vờ. "Theo kinh nghiệm của bà con Kim Lan, đêm trước khi có vờ xuất hiện mặt nước sông sẽ có hiện tượng sủi tăm bọt khí. Tuy nhiên đây chỉ là dựa theo kinh nghiệm, chứ nghề này cũng may rủi, không ai dám chắc được có hay không, có ngày thì không có con nào, có ngày thì nó lên rất nhiều".

Một người ngư dân khác cho biết, vì đây là "lộc trời" nên nó xuất hiện thất thường, người dân phải sử dụng kinh nghiệm lâu năm để xác định được ngày nào có vờ. "Theo kinh nghiệm của bà con Kim Lan, đêm trước khi có vờ xuất hiện mặt nước sông sẽ có hiện tượng sủi tăm bọt khí. Tuy nhiên đây chỉ là dựa theo kinh nghiệm, chứ nghề này cũng may rủi, không ai dám chắc được có hay không, có ngày thì không có con nào, có ngày thì nó lên rất nhiều".

Chị Nguyễn Thị Nga (xã Kim Lan, Gia Lâm) cho biết: "Con vờ là đặc sản quý hiếm mà lại bán được giá cao, nên mỗi khi vờ nổi lên mặt nước thuyền bè lại tranh đua nhau để thu hoạch nhiều nhất có thể. Vì vậy không tránh khỏi sự va chạm giữa các thuyền bè với nhau. Hai vợ chồng tôi gắn bó với con vờ vài chục năm nay nhưng vì sự an toàn nên chồng cũng không dám cho tôi lên thuyền đi thu hoạch cùng, chỉ để tôi đãi vờ và bán vờ".

Chị Nguyễn Thị Nga (xã Kim Lan, Gia Lâm) cho biết: "Con vờ là đặc sản quý hiếm mà lại bán được giá cao, nên mỗi khi vờ nổi lên mặt nước thuyền bè lại tranh đua nhau để thu hoạch nhiều nhất có thể. Vì vậy không tránh khỏi sự va chạm giữa các thuyền bè với nhau. Hai vợ chồng tôi gắn bó với con vờ vài chục năm nay nhưng vì sự an toàn nên chồng cũng không dám cho tôi lên thuyền đi thu hoạch cùng, chỉ để tôi đãi vờ và bán vờ".

Một số người dân sinh sống cạnh những vùng ven bãi sông Hồng cũng tranh thủ săn "lộc trời" ngay trên bờ.

Chị Ngọc Tú (làng gốm Kin Lan) cho biết: "Dậy sớm tập thể dục nghe thấy tiếng thuyền bè như đi hội là tôi biết ngay đây là dấu hiệu có con vờ, nên tôi cũng tranh thủ ra ngay bờ sông nhặt vờ. Chỉ trong gần 1 tiếng cũng được gần 1kg vờ, mang đi bán cũng phải được gần 200.000 đồng".

Chị Ngọc Tú (làng gốm Kin Lan) cho biết: "Dậy sớm tập thể dục nghe thấy tiếng thuyền bè như đi hội là tôi biết ngay đây là dấu hiệu có con vờ, nên tôi cũng tranh thủ ra ngay bờ sông nhặt vờ. Chỉ trong gần 1 tiếng cũng được gần 1kg vờ, mang đi bán cũng phải được gần 200.000 đồng".

Sau một buổi sáng thu hoạch, toàn bộ số vờ sẽ được vận chuyển từ thuyền, bè lên bờ để đãi vờ.

Vờ được cho vào mẹt thủng để đãi sạch đi lớp vỏ mềm sau khi lột xác.

Vờ được cho vào mẹt thủng để đãi sạch đi lớp vỏ mềm sau khi lột xác.

Chị Nga cho biết: "Buổi sáng hôm nay hai vợ chồng tôi thu được hơn 20kg vờ, có giá bán khoảng 250.000 - 350.000 đồng/kg. Hôm nào thu hoạch được ít thì giá vờ sẽ cao hơn, có nhiều thời điểm giá vờ đã lên đến 500.000 đồng/kg".

Chị Nga cho biết: "Buổi sáng hôm nay hai vợ chồng tôi thu được hơn 20kg vờ, có giá bán khoảng 250.000 - 350.000 đồng/kg. Hôm nào thu hoạch được ít thì giá vờ sẽ cao hơn, có nhiều thời điểm giá vờ đã lên đến 500.000 đồng/kg".

Con vờ được chế biến thành nhiều món như vờ xào, vờ chiên, vờ nấu cá ngạnh, chả vờ... được nhiều thực khách sành ăn săn đón.

Con vờ được chế biến thành nhiều món như vờ xào, vờ chiên, vờ nấu cá ngạnh, chả vờ... được nhiều thực khách sành ăn săn đón.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/giang-luoi-san-loai-loc-troi-song-chi-vai-gio-gia-dat-do-o-ha-noi-ar937213.html