Góc sách: Hoa sen trên tuyết – Câu chuyện cuộc sống tìm ra ý nghĩa cuộc đời

Hoa sen trên tuyết là một trong những tác phẩm phóng tác của Nguyên Phong. Tác phẩm giúp con người tìm ra ý nghĩa cuộc đời khi rơi vào hoàn cảnh bế tắc và tuyệt vọng. Câu chuyện đã mang đến cho nhiều người bài học quý giá về giá trị cuộc sống để từ đó nhận chân lại điều mà mỗi bản thân mong ước bấy lâu nay. Cuộc sống là một cuộc đua dài, phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng nghỉ mới có thể tìm thấy được giá trị đích thực.

Câu chuyện được với đầu với nhân vật Alan Havey. Được xem là một y sĩ thành công, xuất thân trong một gia đình nghèo khó, ngay từ nhỏ, ông đã nhận thức được giá trị và vai trò của đồng tiền.

Havey không ngừng tu dưỡng bản thân để có thể mang lại cho bản thân mình những giá trị tốt nhất.

Bằng sự cố gắng và nỗ lực của mình, Alan Havey đã đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống. Ông có được khối tài sản mà bất cứ ai cũng phải mong ước: biệt thự lộng lẫy bên bờ Michigan, căn nhà nghỉ mát trên núi Mt Vernon, du thuyền, tài khoản kếch xù trong ngân hàng và một cô vợ đẹp như diễn viên điện ảnh...

Những tưởng cuộc đời sẽ tiếp tục diễn ra theo đúng kì vọng của Havey, những biến cố bất ngờ đã ập đến, khiến ông trắng tay, mất tất cả những gì mình có. Sau khi mất tất cả, ông tự hỏi tại sao bản thân cố gắng, nỗ lực đến vậy nhưng cho đến hiện tại thì mất tất cả. Vị triệu phú ấy không ngừng tìm kiếm những câu hỏi đề ra trong cuộc sống, ông luôn muốn tự mình trả lời tất cả các câu hỏi cho những biến cố xảy ra cho chính cuộc đời mình.

Rồi một ngày ông đã thực hiện một chuyến du lịch không mục đích để tìm ra câu trả lời cho chính mình. Alan Havey đã đến Dharamsala – nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng chục nghìn người Tây Tạng đang tị nạn. Bắt đầu từ đây, vị triệu phú thất thế tìm kiếm câu trả lời về cuộc sống đích thực của mình, ông phiêu lưu đến cõi tâm linh của người Tây Tạng và đi sâu tìm hiểu cuộc sống của họ. Mỗi một hành trình trên chuyến đi dài giúp ông khám phá được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, xem trọng văn hóa tâm linh và hướng vào sâu bên trong bản thân để có thể xoa dịu những nỗi đau khổ đang cuộn trào trong trái tìm mình, những nỗi đau vò xé tâm can ông khiến ông dằn vặt, khiến ông không được la chính mình.

Trong suốt tác phẩm, câu thần chú Om Mani Padme Hum vang lên có nghĩa là hoa sen trên tuyết, người Tây Tạng tin rằng khi câu thần chú này vang lên thì mọi nỗi buồn phiền sẽ tan biến hết, và mỗi ngọn gió đi qua đều lan tỏa thông tin tốt lành, thiêng liêng của câu thần chú đến với mọi người, xoa dịu những nỗi ám ảnh, nỗi đau giằng xé trong tâm can mỗi người.

Đối với những người bình thường, câu thần chú có thể chẳng có ý nghĩa gì, nhưng với những vị triệu phú đã mất tất cả như Alan Havey, câu thần chú đó có tác dụng đưa ông về cõi tâm linh, được đối diện với chính mình, được tìm hiểu xem bản thân mình muốn gì và cần làm gì để có thể thoát ra khỏi những khó khăn đang bủa vây, những “cơn bão” lòng đen tối đang khiến cuộc đời ông chao đảo.

Cuốn sách đã mang đến cho độc giả những trải nghiệm thú vị: khi chưa đối diện với khó khăn, tất cả chúng ta đều bình thản. Nhưng khi nghịch cảnh ập đến mỗi người, chúng ta không chịu dừng lại, bình tĩnh lại để suy xét xem tại sao khó khăn đó lại đến với mình và phải chăng trên hành trình sống và làm việc, bản thân mình đã bỏ qua những chi tiết nào đó trong cuộc sống, do đó khó khăn kéo dài thành một chuỗi để khiến mỗi chúng ta cảm thấy nặng nề, mất mát nhiều hơn.

Cuốn sách còn dạy chúng ta bài học về tình yêu, tình yêu không đến từ vẻ đẹp bên ngoài mà cần thấu hiểu từ vẻ đẹp bên trong, cần sự hòa hợp chân thành ở cả hai bên, nếu yêu nhau chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài hay vì vật chất, chắc chắn thứ tình yêu đó sẽ không tồn tại lâu bền, tan và hợp một cách nhanh chóng. Học phải đi đôi với hành, cần phải dùng trái tìm để cảm nhận và để thực hành những điều mình mong muốn, chỉ có học mà không có cảm nhận thì chắc chắn sẽ mất rất nhiều thứ trong cuộc sống. Nếu chúng ta muốn phấn đấu để sống, cuộc sống trở thành bãi chiến trường, nhưng nếu chúng ta muốn sống một cách tự nhiên, cuộc sống sẽ là những buổi bình minh, những tiếng chim hót,…

Cuốn sách mang đã đến cho người đọc những suy ngẫm về giá trị cuộc sống, vật chất liệu có quá quan trọng đến mức phải đánh đổi, vậy thì khi vật chất không còn thì thứ níu kéo con người tìm về với bản thân là gì? Xã hội ngày càng hiện đại thì cuộc chạy đua về vật chất là điều không thể tránh khỏi, chỉ khi con người quay đầu biết đủ thì lúc đó sẽ tìm thấy chính bản ngã của mình và tự thẩu hiểu chính mình, thấu hiểu mìn thì sẽ thấu hiểu người khác.

Hoàng Bạch Diệp

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/goc-sach-hoa-sen-tren-tuyet-cau-chuyen-cuoc-song-tim-ra-y-nghia-cuoc-doi-222907.html