Gợi ý đáp án môn thi Ngữ văn sáng 27-6

I. Đọc hiểu

Câu 1:

Lịch sử của sáng tạo nghệ thuật trên thế gian này giống như sự chảy của dòng sông. Không bao giờ ngưng nghỉ. Thế hệ nước này tiếp thế hệ nước trước đó để tạo ra vẻ đẹp huy hoàng của những dòng sông. Cũng như thế hệ nghệ sỹ này tiếp thế hệ nghệ sỹ khác tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại.

Câu 2:

Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá.

Câu 3:

Việc liên tưởng "Lịch sử của sáng tạo nghệ thuật trên thế gian này giống như sự chảy của dòng sông" trong đoạn trích có tác dụng gợi hình, gợi cảm làm nổi bật và nhấn mạnh tính liên tục và không ngừng nghỉ của sự sáng tạo nghệ thuật. Cũng như dòng sông luôn chảy, nghệ thuật cũng luôn phát triển và đổi mới nhờ vào sự kế thừa và sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ.

Câu 4:

Từ suy ngẫm của tác giả…, tôi rút ra bài học tầm quan trọng của việc hòa nhập/ sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể -> Một con người chỉ có thể phát huy tối đa khả năng của mình khi được đặt trong một tập thể nào đó.

Lý giải:

- “từng giọt nước”: những cá nhân.

- “sự thống nhất của đại dương”: những tập thể.

=> cá nhân sẽ đánh mất cơ hội thể hiện năng lực, khám phá tiềm năng của mình.

-Tập thể chính là nơi để con người cá nhân thuộc về, cống hiến và thể hiện khả năng của mình.

- Tập thể cũng là sự hình thành và tiếp nối của các thế hệ => Tiếp thu những tinh hoa từ quá khứ và kiến tạo những điều mới mẻ trong tương lai.

- Tập thể là nơi những cá nhân hợp sức và tương hỗ lẫn nhau

=> Đó chính là sự hòa nhập.

Phản đề: Hòa nhập nhưng không hòa tan (không đồng nghĩa với việc làm mài mòn cá tính của bản thân).

Đề thi Ngữ văn

Đề thi Ngữ văn

Phần Làm văn

Câu 1:

1. Giải thích: Cá tính là gì; phần riêng, chất riêng để làm nên một cá nhân; một cá nhân định vị bản thân mình.

Biểu hiện:…

2. Bàn luận: Tôn trọng cá tính có ý nghĩa gì?

- Khẳng định giá trị của bản thân.

- Cho phép cá nhân: khám phá tiềm năng của bản thân, phát huy tối đa năng lực của mình.

- Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

--> Gợi ý viết:

Mở đoạn:

Việc tôn trọng cá tính là nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa và phát triển bền vững. Điều này không chỉ đơn giản là việc thể hiện sự biết ơn với những đặc điểm độc đáo của mỗi người mà còn là cách để tôn vinh sự đa dạng và giàu sức sống trong xã hội đương đại.

Thân đoạn:

a. Giải thích:

Cá tính là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh đa sắc màu của xã hội. Đó là những đặc điểm, suy nghĩ, tính cách riêng biệt và độc đáo của từng con người.

Tôn trọng cá tính không chỉ là việc chấp nhận và ghi nhận những đặc điểm này mà còn là sự khích lệ và tôn vinh sự đặc biệt của từng cá nhân.

b. Phân tích:

Việc tôn trọng cá tính góp phần vào việc xây dựng một môi trường sống thăng hoa và tràn đầy sự sáng tạo. Khi mỗi người được coi trọng với những phẩm chất đặc sắc của mình, họ cảm thấy được khuyến khích và sẵn sàng góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng. Đặc biệt, tôn trọng cá tính là nền tảng để xây dựng mối quan hệ giữa con người với nhau, từ đó tạo nên sự hiểu biết sâu xa và lòng tin chặt chẽ.

c. Phản đề:

Tuy nhiên, việc tôn trọng cá tính không đồng nghĩa với việc bất khuất và không chịu sự chỉ đạo. Nó cần sự cân bằng và sự linh hoạt để đồng thời duy trì sự đa dạng và hài hòa trong xã hội.

d. Liên hệ bản thân:

Tôn trọng sự khác biệt là sự lựa chọn của mỗi người, và điều này phản ánh sự trưởng thành và sự hiểu biết về giá trị đích thực của sự đa dạng. Chúng ta cần học hỏi và cống hiến cho một xã hội nhiều màu sắc và phong phú hơn.

Kết đoạn:

Việc tôn trọng cá tính là nền tảng vững chắc để mỗi cá nhân có thể tự do phát triển và góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội. Chỉ khi mỗi người được tôn trọng với những phẩm chất đặc biệt của mình, chúng ta mới thực sự là một cộng đồng thân thiện và tiến bộ.

Câu 2: Nghị luận văn học

==> Gợi ý cách viết:

Mở bài:

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và đậm chất triết lí. Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong những thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bao trùm tác phẩm: "Đất Nước của nhân dân".

Khái quát vấn đề: Đoạn thơ nằm ở phần đầu. Từ đó nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.

Thân bài:

2.1. Cảm nhận đoạn trích

a. Thời điểm sinh thành nên Đất Nước

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể."

Nguyễn Khoa Điềm mở đầu bằng cách nói giản dị, hình dung về Đất Nước từ thuở xa xưa, tồn tại từ trước khi ta sinh ra và trong những câu chuyện cổ tích.

b. Quá trình hình thành và phát triển của Đất Nước

"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn."

Đất Nước được hình thành song hành với sự xuất hiện của văn hóa, phong tục.

"Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"

Hình ảnh Thánh Gióng trồng tre đánh giặc biểu trưng cho sự lớn mạnh của Đất Nước qua đấu tranh.

"Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"

Tình nghĩa, thủy chung trong đời sống, đặc biệt là tình cảm vợ chồng, thể hiện qua hình ảnh văn hóa lúa nước.

"Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

Đất Nước hiện diện trong những vật dụng gắn bó với đời sống con người và trong những công đoạn sản xuất hạt gạo.

c. Định nghĩa Đất Nước qua không gian địa lý - cội nguồn văn hóa Việt

"Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn"

Đất Nước là không gian gắn bó với cuộc sống hàng ngày, nơi ta sinh ra và lớn lên.

"Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm."

Đất Nước hiện diện trong nỗi nhớ và tình yêu đôi lứa.

"Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.

Đất Nước giàu đẹp với núi bạc và biển khơi.

"Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở."

Đất Nước linh thiêng, nơi chim và rồng tìm về, tượng trưng cho đồng bào và tổ tiên.

"Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ"

Đất Nước là nơi đoàn tụ của các thế hệ con dân đất Việt, nơi trở về của người làm ăn xa, nơi kết nối với tiên tổ.

2.2. Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ

Đoạn thơ thể hiện suy tư và cảm xúc về Đất Nước bằng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh giàu cảm xúc và chất trữ tình.

Suy tư của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước gắn liền với niềm tự hào về không gian truyền thống văn hóa của dân tộc.

Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng là nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm.

Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận.

Tổng kết lại, Nguyễn Khoa Điềm đã thành công trong việc kết hợp cảm xúc sâu lắng và suy tư triết lý trong đoạn thơ "Đất Nước". Qua những hình ảnh mộc mạc nhưng đầy tình cảm này, ông đã tạo nên một tác phẩm văn học không chỉ là của riêng mình mà là của cả một dân tộc. Điều này khẳng định rằng, Đất Nước không chỉ đơn thuần là một nơi chốn mà còn là một biểu tượng vô cùng quan trọng của sự tự hào và lòng yêu nước.

(Nguồn: Trường đại học Lạc Hồng)

Nguồn Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/tin-moi/202406/goi-y-dap-an-mon-thi-ngu-van-sang-27-6-37419c3/