Hà Nội: Người dân nô nức dự lễ hội gò Đống Đa, tưởng nhớ vua Quang Trung

Sự kiện năm nay đánh dấu 236 năm chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn, sẽ có đêm nghệ thuật đình đám được truyền hình trực tiếp trên truyền hình và nhiều nền tảng số.

Sáng ngày Mùng 5 Tết Âm lịch (ngày 2/2), người dân nhiều nơi đổ về dự Lễ hội Gò Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Sáng ngày Mùng 5 Tết Âm lịch (ngày 2/2), người dân nhiều nơi đổ về dự Lễ hội Gò Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lối lên gò cổ kính rêu phong, là một điểm mốc nổi bật để chụp ảnh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lối lên gò cổ kính rêu phong, là một điểm mốc nổi bật để chụp ảnh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lễ hội đánh dấu kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2025), tưởng nhớ công lao của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng tướng lĩnh và nghĩa quân Tây Sơn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lễ hội đánh dấu kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2025), tưởng nhớ công lao của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng tướng lĩnh và nghĩa quân Tây Sơn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Năm nay lễ hội kéo dài 3 ngày từ Mùng 5 đến hết Mùng 7, bao gồm nhiều hoạt động rước kiệt, tế lễ và các trò chơi dân gian mừng hội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Năm nay lễ hội kéo dài 3 ngày từ Mùng 5 đến hết Mùng 7, bao gồm nhiều hoạt động rước kiệt, tế lễ và các trò chơi dân gian mừng hội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các đoàn lễ nhiều địa phương đến đền thờ vua Quang Trung để dâng hương, cầu cho quốc thái dân an dịp năm mới. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các đoàn lễ nhiều địa phương đến đền thờ vua Quang Trung để dâng hương, cầu cho quốc thái dân an dịp năm mới. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du khách thập phương đổ về lễ hội chiêm bái, đặc biệt người dân cư trú quận Đống Đa - một trong những vùng đất lịch sử linh thiêng nhất của đất Thăng Long xưa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du khách thập phương đổ về lễ hội chiêm bái, đặc biệt người dân cư trú quận Đống Đa - một trong những vùng đất lịch sử linh thiêng nhất của đất Thăng Long xưa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một đoàn lễ từ tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một đoàn lễ từ tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các hoạt động đặc trưng như trình diễn võ thuật Bình Định - quê hương của Tây Sơn tam kiệt, các trò chơi dân gian... thu hút sự quan tâm của người dân. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các hoạt động đặc trưng như trình diễn võ thuật Bình Định - quê hương của Tây Sơn tam kiệt, các trò chơi dân gian... thu hút sự quan tâm của người dân. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du Xuân trong tháng Giêng là một phần nét đẹp văn hóa của người Việt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du Xuân trong tháng Giêng là một phần nét đẹp văn hóa của người Việt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lán thầy đồ cho chữ tại lễ hội cũng là một hoạt động được quan tâm, yêu thích. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lán thầy đồ cho chữ tại lễ hội cũng là một hoạt động được quan tâm, yêu thích. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nhiều mô hình trang trí trong lễ hội, gợi nhớ đến chiến thắng lẫy lừng hơn 200 năm trước của nghĩa quân. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nhiều mô hình trang trí trong lễ hội, gợi nhớ đến chiến thắng lẫy lừng hơn 200 năm trước của nghĩa quân. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tảng đá khắc câu nói của Vua Quang Trung khi ra lệnh tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tảng đá khắc câu nói của Vua Quang Trung khi ra lệnh tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Trong số các hoạt động hội này có triển lãm tranh về nét đẹp văn hóa, thiên nhiên, quảng bá du lịch Bình Định. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Trong số các hoạt động hội này có triển lãm tranh về nét đẹp văn hóa, thiên nhiên, quảng bá du lịch Bình Định. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Trò cờ người đặc trưng, thường có trong các lễ hội Xuân tại vùng đồng bằng miền Bắc. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Trò cờ người đặc trưng, thường có trong các lễ hội Xuân tại vùng đồng bằng miền Bắc. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lễ hội năm nay được tổ chức đình đám, đáng chú ý nhất có đêm Mùng 5 có đêm nghệ thuật lớn với các tên tuổi như Thanh Lam, Trọng Tấn, về mặt hình ảnh có ứng dụng 3D mapping với các hiệu ứng ánh sáng, pháo hoa... được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo điện tử Kinh tế & Đô thị cùng đài phát thanh và truyền hình nhiều tỉnh khác. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lễ hội năm nay được tổ chức đình đám, đáng chú ý nhất có đêm Mùng 5 có đêm nghệ thuật lớn với các tên tuổi như Thanh Lam, Trọng Tấn, về mặt hình ảnh có ứng dụng 3D mapping với các hiệu ứng ánh sáng, pháo hoa... được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo điện tử Kinh tế & Đô thị cùng đài phát thanh và truyền hình nhiều tỉnh khác. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các công tác chuẩn bị cuối cùng đang được hoàn thiện. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các công tác chuẩn bị cuối cùng đang được hoàn thiện. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/ha-noi-nguoi-dan-no-nuc-du-le-hoi-go-dong-da-tuong-nho-vua-quang-trung-post1010131.vnp