Hai điều mẹ chồng cần tránh khi hỗ trợ con dâu chăm sóc cháu
Việc mẹ chồng giúp chăm sóc con cái là điều tốt, nhưng có một số việc tốt nhất là không nên làm, nếu không sẽ trở thành vô ích.

Ngay cả khi sống chung, mẹ chồng cũng nên tôn trọng không gian riêng tư của nàng dâu và tránh can thiệp vào đời tư. (Ảnh: ITN)
Từ xưa đến nay, mẹ chồng và nàng dâu luôn là mối quan hệ khó hòa hợp nhất. Đôi khi con dâu phải chịu khổ, đôi khi mẹ chồng phải chịu nhịn, và luôn có một người đàn ông bị mắc kẹt ở giữa mối quan hệ phức tạp này.
Vừa về đến nhà, chồng Tiểu Lý đã cảm thấy bầu không khí có chút kỳ lạ. Mẹ anh đang ngồi trên ghế sofa với đôi mắt đỏ hoe, còn vợ anh thì biến mất không thấy đâu. Cửa phòng ngủ đóng nên anh đoán có lẽ cô đang ở trong đó.
Mẹ anh vừa mở miệng, đã nghẹn ngào nức nở: “Mua cho tôi một vé tàu. Tôi muốn về quê. Tôi không thể chăm sóc vợ anh, cũng không thể chăm sóc cháu...”.
Tiểu Lý từ phòng ngủ đi ra, nói với chồng: “Mẹ đã nói muốn về nhà rồi, em nghĩ chúng ta nên tôn trọng quyết định của mẹ. Ở chung thế này mẹ cũng mệt lắm...”.
Tiểu Lý còn chưa nói hết lời, mẹ chồng đã quát: “Đấy, anh xem! Mẹ mệt mỏi khi nào thế? Mẹ giặt hết đống quần áo của vợ anh rồi, mà cô ta vẫn còn nổi nóng. Cô ta thật sự coi mẹ là bảo mẫu sao?”.
Tiểu Lý không còn khả năng phản bác. Cô nói: “Con đã nói nhiều lần rằng con sẽ tự giặt đồ của mình. Mẹ đang xâm phạm quyền riêng tư của con. Chúng ta có thể có một số ranh giới nhất định không mẹ?”.
Tiếng khóc của mẹ chồng ngày càng lớn, Tiểu Lý đóng cửa lại rồi quay về phòng ngủ. Chồng cô hoảng hồn trước cảnh tượng đó, phải mất một thời gian dài anh mới hiểu ra vấn đề.
Trước khi kết hôn, Tiểu Lý và chồng đã thỏa thuận rằng đôi uyên ương trẻ sẽ không sống chung với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, kể từ khi con gái Tiểu Lý chào đời, mẹ chồng đã chuyển đến sống cùng vì cô cần có người hỗ trợ chăm sóc con. Cuộc sống của cô đáng lẽ phải dễ dàng hơn, nhưng cô lại cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Mẹ chồng và Tiểu Lý là những người đến từ hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Bà giúp chăm sóc cháu và giữ nhà cửa sạch sẽ. Nhưng đôi khi bà không biết giữ khoảng cách và có thái độ giống như bà chủ của ngôi nhà.
Bà thích giặt quần áo của mọi người bằng tay trong một cái chậu lớn và phàn nàn rằng máy giặt lãng phí nước. Bà cũng thường lén lút cho cháu gái bốn tháng tuổi của mình ăn đồ ăn như nước ép táo, sữa và mì.
Bất kể Tiểu Lý nói thế nào, mẹ chồng vẫn từ chối thay đổi và nghĩ rằng bà làm vậy là vì muốn tốt cho cháu gái mình. Tiểu Lý cảm thấy cuộc sống của mình thật hỗn loạn. Trong khi đó, mẹ chồng cho rằng con dâu không có chút lòng biết ơn nào và cố tình gây phiền phức.
Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu là vấn đề vô cùng khó giải quyết. Nếu không xử lý tốt, hạnh phúc của cả gia đình sẽ giảm sút, mối quan hệ cha mẹ - con cái bị ảnh hưởng, mối quan hệ vợ chồng sẽ bị phá vỡ.
Việc mẹ chồng giúp chăm sóc con cái là điều tốt, nhưng có một số việc tốt nhất là không nên làm, nếu không sẽ trở thành vô ích.
Thứ nhất, mẹ chồng không nên can thiệp vào chuyện riêng tư của con dâu. Mọi người đều có quyền bảo vệ không gian riêng tư của mình. Mẹ chồng là người lớn tuổi hơn con dâu, quyền riêng tư của họ cần được tôn trọng và ngược lại.
Ngay cả khi sống chung, mẹ chồng cũng nên tôn trọng không gian riêng tư của nàng dâu và tránh can thiệp vào đời tư. Chỉ bằng cách này, mối quan hệ hài hòa, tôn trọng và hiểu biết hơn giữa các thành viên trong gia đình mới có thể được thiết lập.
Khi mẹ chồng và nàng dâu sống chung, cần tôn trọng thói quen sinh hoạt riêng của nhau. Ví dụ, người cao tuổi có thời gian ngủ ngắn hơn và thức dậy rất sớm vào buổi sáng, vì vậy họ không thể mong đợi cả gia đình đều giống như mình.
Thói quen ăn uống, thu nhập cá nhân, chi tiêu và mối quan hệ xã hội của con dâu đều là quyền riêng tư. Mẹ chồng nên tôn trọng và tránh hỏi han hay can thiệp quá mức.
Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu chỉ có thể hòa thuận hơn nếu dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Thứ hai, về việc nuôi dạy và giáo dục con cái, mẹ chồng không nên áp đặt kinh nghiệm của mình cho con trẻ.

Mẹ chồng là người có kinh nghiệm nên luôn muốn truyền đạt kinh nghiệm của mình cho con dâu, nhưng điều này không phải lúc nào cũng hợp lý. (Ảnh: ITN).
Trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ em thuộc về cha mẹ. Ông bà và cha mẹ thuộc những thế hệ khác nhau và quan niệm nuôi dạy con cái của họ chắc chắn sẽ rất khác nhau.
Mẹ chồng là người có kinh nghiệm nên luôn muốn truyền đạt kinh nghiệm của mình cho con dâu, nhưng điều này không phải lúc nào cũng hợp lý. Khi nói đến việc giáo dục con cái, mẹ chồng nên giữ khoảng cách và có sự tôn trọng nhất định.
Là thế hệ trẻ, cha mẹ sẽ có những phương pháp và quan niệm giáo dục phù hợp hơn với thời đại, và mẹ chồng nên tôn trọng lựa chọn giáo dục của cha mẹ đứa trẻ. Nền giáo dục của họ có thể thúc đẩy tính độc lập, sáng tạo hoặc kỹ năng xã hội ở trẻ em.
Nếu ông bà luôn ngăn cản hoặc can thiệp vào việc giáo dục con cái của cha mẹ, điều này có thể ảnh hưởng đến sự giao tiếp và lòng tin giữa con cái và cha mẹ. Vai trò của cha mẹ không thể thay thế được bởi ông bà.
Mẹ chồng có thể cung cấp kinh nghiệm của mình, nhưng việc giáo dục con cái vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào mẹ đứa bé. Hơn ai hết, cha mẹ biết cách sử dụng trí tuệ và khả năng giáo dục của mình để tạo ra môi trường phát triển hài hòa và lành mạnh cho con cái.
Theo 163.com