Hé lộ bí ẩn lưỡi câu cá 12.000 năm tuổi trong tang lễ cổ

Các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Quốc gia Úc đã phát hiện sáu lưỡi câu cá 12.000 năm tuổi trên hòn đảo Alor của Indonesia.

Khi tiến hành khai quật trên hòn đảo Alor của Indonesia, các nhà khảo cổ học đến từ trường Đại học Quốc gia Úc đã phát hiện ra nhiều hiện vật khảo cổ kỳ lạ, bí ẩn. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Khi tiến hành khai quật trên hòn đảo Alor của Indonesia, các nhà khảo cổ học đến từ trường Đại học Quốc gia Úc đã phát hiện ra nhiều hiện vật khảo cổ kỳ lạ, bí ẩn. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Chúng bao gồm sáu chiếc móc câu cá hình trăng khuyết được làm từ vỏ ốc biển, chúng có niên đại từ kỷ Pleistocene, nghĩa là cách đây khoảng 12.000 năm trước. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Chúng bao gồm sáu chiếc móc câu cá hình trăng khuyết được làm từ vỏ ốc biển, chúng có niên đại từ kỷ Pleistocene, nghĩa là cách đây khoảng 12.000 năm trước. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Các đánh giá khảo cổ ban đầu cho thấy, sáu chiếc móc câu này thuộc một phần của nghi lễ chôn cất bản địa cổ xưa, chúng được chôn cùng một số đồ tùy táng được đặt cẩn thận dưới cằm và xung quanh hàm của xác một người phụ nữ. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Các đánh giá khảo cổ ban đầu cho thấy, sáu chiếc móc câu này thuộc một phần của nghi lễ chôn cất bản địa cổ xưa, chúng được chôn cùng một số đồ tùy táng được đặt cẩn thận dưới cằm và xung quanh hàm của xác một người phụ nữ. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Giáo sư Sue O'Connor đến từ trường Đại học Quốc gia Úc cho biết, phát hiện này đã đảo ngược lý thuyết cho rằng, hầu hết các hoạt động đánh bắt cá cổ xưa trên hòn đảo này đều do nam giới thực hiện. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Giáo sư Sue O'Connor đến từ trường Đại học Quốc gia Úc cho biết, phát hiện này đã đảo ngược lý thuyết cho rằng, hầu hết các hoạt động đánh bắt cá cổ xưa trên hòn đảo này đều do nam giới thực hiện. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Cũng theo Giáo sư O'Connor: "Đây là những lưỡi câu lâu đời nhất thế giới được biết đến có liên quan đến nghi lễ tang lễ chôn cất. Và phát hiện này cho thấy rằng trong cả cuộc sống và cái chết, cư dân thời kỳ Pleistocene ở vùng đảo Alor đều gắn bó chặt chẽ với biển, và sự liên kết giữa lưỡi câu với việc chôn cất biểu thị vai trò thiêng liêng của nghề đánh bắt cá trong môi trường hòn đảo này”. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Cũng theo Giáo sư O'Connor: "Đây là những lưỡi câu lâu đời nhất thế giới được biết đến có liên quan đến nghi lễ tang lễ chôn cất. Và phát hiện này cho thấy rằng trong cả cuộc sống và cái chết, cư dân thời kỳ Pleistocene ở vùng đảo Alor đều gắn bó chặt chẽ với biển, và sự liên kết giữa lưỡi câu với việc chôn cất biểu thị vai trò thiêng liêng của nghề đánh bắt cá trong môi trường hòn đảo này”. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Lưỡi câu lâu đời từng được phát hiện ở Nhật Bản và Châu Âu có niên đại 22.000 tuổi, nhưng chúng không hề liên quan đến tập tục chôn cất. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Lưỡi câu lâu đời từng được phát hiện ở Nhật Bản và Châu Âu có niên đại 22.000 tuổi, nhưng chúng không hề liên quan đến tập tục chôn cất. Ảnh: @Đại học Quốc gia Úc.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.

Thiên Đăng (Theo heritagedaily)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/he-lo-bi-an-luoi-cau-ca-12000-nam-tuoi-trong-tang-le-co-post1552104.html