Hiện tượng 'trăng xanh' là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Trăng xanh là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch.

Hiện tương Trăng xanh là gì?

Trăng xanh (trong tiếng Anh là blue moon) là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn.

Nhưng do mỗi năm dương lịch/năm chí tuyến dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm (chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm hay 7 lần trong 19 năm chu kỳ Meton) lại có thêm một lần trăng tròn. Có nhiều cách diễn giải khác nhau về "trăng xanh" liên quan tới kỳ trăng tròn dư thừa này.

Trăng xanh là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch.

Trăng xanh là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch.

Trong tính toán ngày tháng cho Mùa Chay và lễ Phục Sinh thì giới tu sĩ Công giáo phải xác định ngày diễn ra Trăng Mùa Chay. Người ta cho rằng theo dòng lịch sử khi thời điểm trăng tròn đến quá sớm thì họ gọi kỳ trăng tròn sớm đó là "Trăng phản" (Trăng phản bội) hay "Trăng màu" (Trăng màu sắc) và như vậy Trăng Mùa Chay đã đến vào đúng thời điểm dự kiến dành cho nó.

Theo văn hóa dân gian phương Tây thì người ta đặt tên cho ngày trăng tròn theo thời gian của năm. Mặt Trăng đến quá sớm mà không có tên dân gian - được gọi là trăng xanh - để tính đúng thời gian trong lần trăng sau.

Lịch nhà nông định nghĩa từ trăng xanh là kỳ trăng tròn "dư thừa" xảy ra trong một mùa. Thông thường một mùa có ba lần trăng tròn, nhưng nếu một mùa có bốn lần trăng tròn thì lần trăng tròn thứ ba được gọi là trăng xanh.

Lưu ý rằng mùa tại các quốc gia vùng vĩ độ ôn đới nói chung được coi là bắt đầu vào các ngày phân (xuân phân, thu phân) hay ngày chí (hạ chí, đông chí) nên trăng xanh theo cách hiểu này nếu xảy ra thì đều rơi vào khoảng thời gian xấp xỉ 1 tháng trước ngày chí/ngày phân.

Trăng xanh có ý nghĩa gì?

Có nhiều nhận định khác nhau tùy theo cách nghĩ của mỗi người:

Nhiều người cho biết hiện tượng mặt trăng xanh này có tác động đến hệ thần kinh của con người khiến họ mất kiểm soát. Thậm chí ở phương Tây còn có truyền thuyết nói rằng người sói sẽ xuất hiện vào đêm trăng tròn thứ 2 trong cùng 1 tháng.

Đến nay nhiều người vẫn cho rằng các hiện tượng thiên văn kỳ lạ sẽ có liên quan đến ngày tận thế hoặc một đại thảm họa nào đó sẽ xảy ra với loài người. Và hiện tượng trăng xanh này cũng không ngoại lệ. Theo đó, người xưa đã quan niệm rằng, trăng máu và trăng xanh một khi đã xuất hiện thì sẽ liên quan trực tiếp đến đại họa của loài người. Tuy nhiên đó mới chỉ là những lời phỏng đoán chưa có căn cứ.

Còn trên thực tế, các chuyên gia cho rằng ánh sáng của mặt trăng có liên quan đến sức khỏe của con người. Họ giải thích rằng trong những ngày trăng tròn, ánh sáng của trăng đã tác động đến giấc ngủ của con người và gây ra hiện tượng thiếu ngủ, khiến thái độ và hành vi của con người có sự bất thường. Tuy nhiên nó chỉ là một tác động nhỏ không thể khiến con người phát điên hoặc hóa sói như trong truyền thuyết được.

Các nhà khoa học cũng khẳng định, hiện tượng trăng xanh không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì cho sức khỏe con người như những lời đồn đoán trên mạng xã hội.

Trăng xanh trên bầu trời Hà Nội, tối 30/8/2023. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN

Trăng xanh trên bầu trời Hà Nội, tối 30/8/2023. Ảnh: Phạm Tuấn Anh-TTXVN

Trăng xanh thì mặt Trăng có thực sự chuyển sang màu xanh?

Sau khi biết được trăng xanh là gì, hẳn nhiều người sẽ nghĩ trăng xanh là trăng có màu xanh. Vậy nó có đúng?

Mặt trăng xanh không phải là màu xanh! Mặt trăng xanh vẫn giữ nguyên màu sắc như bất kỳ lần trăng tròn nào khác ngoại trừ hai trường hợp hiếm hoi. Trong khi xảy ra nguyệt thực, Mặt trăng có thể chuyển sang màu đỏ như máu, chỉ được chiếu sáng bởi ánh sáng bị bẻ cong quanh Trái đất bởi bầu khí quyển của nó chiếu lên bề mặt của Mặt trăng. Vì nguyệt thực chỉ xảy ra khi trăng tròn và trăng xanh là một loại trăng tròn, rất hiếm khi trăng xanh có màu đỏ!

Trong trường hợp hiếm hoi khác, khi bầu khí quyển của Trái đất chứa các hạt bụi hoặc khói có kích thước nhất định, rộng hơn 900 nanomet một chút. Các hạt có kích thước này là nguyên nhân gây ra ánh sáng đỏ tán xạ. Khi những hạt này xuất hiện trong không khí, mặt trăng sẽ chiếu qua chúng và có thể có màu xanh lam.

Các hạt này thường xuất hiện trong không khí sau các đám cháy lớn hoặc các vụ phun trào núi lửa. Ví dụ, người ta nói rằng mặt trăng xanh đã xuất hiện từ nhiều nơi trên thế giới trong suốt hai năm sau vụ phun trào Krakatoa vào năm 1883, một trong những vụ nổ núi lửa chết người nhất trong lịch sử được ghi lại./.

An Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/hien-tuong-trang-xanh-la-gi-co-y-nghia-nhu-the-nao/304880.html