Hiệp hội đồng hành cùng Bộ Xây dựng

ngành Xây dựng vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2024, đại diện các Hội, Hiệp hội đã đề xuất một số ý kiến.

Cần sớm ban hành Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn.

Cần sớm ban hành Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn.

Gỡ khó chuyển đổi số doanh nghiệp ngành Xây dựng

Theo ông Đặng Việt Dũng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong các năm 2021, 2022, 2023, tỷ lệ đô thị hóa liên tục tăng, lần lượt là 40,5%; 41,7%; 42,7%. Điều này khẳng định hướng đi và chỉ đạo của Bộ Xây dựng trong việc hoàn thiện văn bản pháp luật là hết sức đúng đắn, nhất là trong quá trình hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan.

Trong công tác xây dựng thể chế nói trên luôn có sự tham gia, phối hợp của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, điển hình là trong quá trình xây dựng dự án Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, vừa được Quốc hội thông qua mới đây, với nhiều quan điểm, tư duy đột phá. Thời gian tới, ông Dũng đề xuất Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung hoàn thành một số quy định pháp luật khác…

Ông Dũng đồng thời đánh giá cao ngành Xây dựng thời gian qua đã tập trung hoàn thiện thị trường nhà ở và BĐS, thực hiện Đề án đầu tư phát triển 1 triệu căn hộ NƠXH. Mặc dù các địa phương còn khó khăn về đất đai, về thủ tục hành chính… nhưng đến nay quan điểm, tư duy của lãnh đạo các địa phương có sự đổi khác. Sự chuyển biến này đã thúc đẩy hiệu quả đối với ngành Xây dựng.

Bộ Xây dựng đã chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW. Đây là những cơ sở rất quan trọng để các địa phương xây dựng chương trình phát triển đô thị trên địa bàn…

Bộ Xây dựng đã có những chỉ đạo góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường BĐS…

Đồng tình với các nhiệm vụ Bộ Xây dựng đặt ra trong năm 2024 như hoàn thiện thể chế, phát triển đô thị, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ông Dũng đề xuất thêm 2 nội dung. Thứ nhất, đẩy mạnh nguồn nhân lực ngành Xây dựng. Do tình hình tuyển sinh ngành Xây dựng còn thấp, chưa đủ nguồn nhân lực, ông Dũng đề nghị Bộ có giải pháp thúc đẩy đào tạo sinh viên ở các trường kỹ thuật, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng trong thời gian sắp tới; Quan tâm hỗ trợ cho công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề.

Thứ hai, để tăng cường công tác chuyển đổi số trong ngành Xây dựng, đề nghị Bộ quan tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc ứng dụng BIM và công tác chuyển đổi số trong DN ngành Xây dựng…

Cần ban hành cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn

Ông Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) đánh giá cao việc Bộ Xây dựng đã chủ động tham mưu Chính phủ trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các chỉ đạo thực hiện về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2022; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Quy hoạch chung các tỉnh, thành phố năm 2030 - 2045; Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn và thúc đẩy thị trường BĐS, kết hợp các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước tập trung giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS…

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã xây dựng và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi). Hai bộ luật giải quyết những bất cập pháp lý, những thủ tục hành chính, cơ chế phát triển chính sách nhà ở, đặc biệt là NƠXH, công nhân, cải tạo chung cư cũ…

Bên cạnh đó, Bộ đã xây dựng Đề án và chỉ đạo triển khai Đề án đầu tư phát triển tối thiểu 1 triệu căn NƠXH và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng; Kết hợp các tỉnh, thành phố giải quyết khó khăn các dự án đang tồn đọng.

Đối với nhiệm vụ năm 2024, ông Khôi kiến nghị: Bộ tập trung xây dựng dự án Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Cấp, thoát nước; Hoàn thiện dự thảo các Nghị định liên quan đến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS để trình Chính phủ sớm ban hành, đi vào thực hiện.

Bộ Xây dựng cần đồng hành cùng các địa phương trong việc triển khai quy hoạch chung cấp tỉnh để sớm trình Chính phủ phê duyệt; Tiếp tục tháo gỡ khó khăn các dự án tồn đọng của BĐS theo nhiệm vụ tổ công tác của Chính phủ; Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Triển khai hiệu quả Đề án đầu tư phát triển 1 triệu căn NƠXH và các chương trình cải tạo chung cư cũ tại các địa phương.

Hiệp hội kiến nghị Bộ Xây dựng làm việc cùng Bộ TN&MT về Dự thảo Luật Đất đai, đồng bộ Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS từ các khâu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến giao, cho thuê đất và phương pháp xác định giá đất…

Sớm thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhận định: Bộ Xây dựng có trách nhiệm rất lớn trong quá trình phát triển hệ thống đô thị Việt Nam. Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều chỉ đạo kịp thời, nhờ đó công tác đô thị được nhiều địa phương quan tâm.

Trong thời gian qua, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã phối hợp với Bộ Xây dựng hoàn thiện nhiều nhóm chính sách, đặc biệt Hội đã tập trung nhiều chuyên gia, nhà khoa học đóng góp nội dung cho Nghị quyết 06-NQ/TW.

Thời gian tới, ông Chính đề xuất Bộ Xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, nhất là quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy, quy chuẩn không gian ngầm trong đô thị; Nghiên cứu về nội dung hệ thống giao thông công cộng TOD...

Nhận định “Luật Quy hoạch Đô thị và Nông thôn rất quan trọng đối với ngành Xây dựng”, ông Chính cho rằng, cần thông qua Luật trong thời gian sớm nhất để công tác quản lý và phát triển đô thị Việt Nam trong tương lai đi vào quỹ đạo, hình thành nên hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn xứng tầm với đất nước.

Nhật Minh

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/hiep-hoi-dong-hanh-cung-bo-xay-dung-367534.html