Hoa phượng đỏ là biểu tượng của thành phố nào?

Đây là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, được mệnh danh 'thành phố hoa phượng đỏ', với nhiều cảng biển lớn nhỏ.

1. Hoa phượng đỏ là biểu tượng của thành phố nào?

A

Cần Thơ

B

Hải Phòng

Ở Hải Phòng, hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi. Vào những ngày hè tháng 5-6, khắp con đường, ngõ phố của đô thị này đều ngập trong sắc hoa. Vì thế Hải Phòng được biết đến với tên gọi "thành phố hoa phượng đỏ".
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách Hà Nội 102 km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài 125 km.
Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại một - Hải Phòng hội tụ đầy đủ lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là nơi giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và nhiều quốc gia.
Theo cổng thông tin điện tử Hải Phòng, diện tích tự nhiên toàn thành phố là 1.519 km2, bao gồm cả huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ).

C

Đà Nẵng

D

TP.HCM

2. Cảng biển Hải Phòng có quy mô đứng thứ mấy tại nước ta?

A

1

B

2

Cảng Hải Phòng là cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc. Cảng nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An, bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện cửa ngõ quốc tế mới loại 1A đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương.

C

3

D

4

3. Hải Phòng nổi tiếng với bãi biển nào?

A

Biển Sầm Sơn

B

Biển Đồ Sơn

Hải Phòng nổi tiếng có bãi biển Đồ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 22km về phía Đông Nam. Ðồ Sơn là bán đảo nhỏ được tạo bởi dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5km, kéo dài từ cửa Lạch Tray đến cửa Văn Úc. Từ lâu, Đồ Sơn được biết đến là điểm du lịch, nghỉ mát lý tưởng, giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng.

C

Biển Cửa Lò

D

Biển Mỹ Khê

4. Đặc sản của Hải Phòng là món gì?

A

Bánh tráng

B

Phở cuốn

C

Chả cua

D

Nem cua bể

Nem cua bể là món ăn đặc trưng trong ẩm thực Hải Phòng với những nguyên liệu ngoài thành phần thực vật (bánh đa gói nem, miến sợi, giá đỗ, hành lá, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, su hào) còn có trứng gà (hoặc trứng vịt), thịt lợn nạc vai băm nhuyễn cùng với mỡ gáy, thịt tôm tươi, thịt cua bể tươi và phương pháp chế biến bằng cách rán (chiên) trong dầu ăn là chủ đạo.
Món ăn này còn có một số tên gọi khác như chả nem (người miền Nam thường gọi là chả giò), chả nem hải sản... Do cách gói nem độc đáo theo hình vuông của người Hải Phòng mà nó còn có tên là nem vuông hay đầy đủ hơn là nem vuông cua bể, nem vuông hải sản.

5. Một trong những lễ hội nổi tiếng tại Hải Phòng?

A

Lễ hội Cầu Ngư

B

Lễ hội đua thuyền

C

Hội chùa Keo

D

Hội chọi trâu

Không ai rõ lễ hội truyền thống chọi trâu ở Đồ Sơn có lịch sử từ bao giờ. Lễ hội diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mang sắc thái vừa riêng vừa chung, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng đúng như triết lý “trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ”. Ngoài ra, do đây là tục lệ của người dân miền biển nên lễ hội chọi trâu còn gắn liền việc thờ cúng thủy thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đặc biệt là với ngư dân đánh bắt biển xa bờ, mặt trăng có liên quan mật thiết đến thủy trình.

6. “Đê chắn sóng” tại huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng diện tích bao nhiêu km?

A

Hơn 7 km

B

Hơn 8 km

C

Hơn 9 km

D

Hơn 10 km

Con đường giữa biển này thực chất là “đê chắn sóng”, tọa lạc tại huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng. Với chiều dài hơn 10km bao gồm 2 phần đê chắn sóng và chắn cát, kéo dài từ khu vực đảo Cát Hải ra tới tận Biển Đông.
Đê chắn sóng Cát Hải nằm bên cửa Lạch Huyện (giữa đảo Cát Hải và Cát Bà), Hải Phòng. Với chiều dài hơn 10km, chiều ngang mặt trên cùng 2,5 m, bao gồm 2 phần đê chắn sóng và chắn cát, kéo dài từ khu vực đảo Cát Hải ra tới tận Biển Đông.
Sự xuất hiện của đê này vốn phục vụ cho mục đích ngăn những con sóng, những luồng nước mạnh "đánh" vào cửa Lạch Huyện cũng như giúp tàu thuyền ra vào dễ dàng hơn, không bị ảnh hưởng khi neo đậu.

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/hoa-phuong-do-la-bieu-tuong-cua-thanh-pho-nao-ar816094.html