Hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ

Chiều 27/9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài tổ chức Hội thảo 'Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay'. TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Chủ nhiệm Đề tài khoa học đồng chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay”

Toàn cảnh hội thảo “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay”

Tham dự hội thảo có: đại diện một số cơ quan có liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, làm công tác thực tiễn như: Viện Chiến lược và chính sách KH&CN; Cục Thông tin Khoa học công nghệ Việt Nam; Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted); Ban Công nghệ - An toàn và Môi trường, tập đoàn Dầu khí; Viện Nhà nước và pháp luật thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân...

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Chủ nhiệm Đề tài cho biết, tại hội thảo sáng 27/9, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận về thực trạng chính sách pháp luật về khoa học và công nghệ hiện nay và những hạn chế, bất cập đặt ra, trong đó trọng tâm phân tích, đánh giá về những hạn chế, bất cập về Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và các quy định khác có liên quan; xác định rõ cơ sở chính trị, pháp lý hoàn thiện chính sách pháp luật về khoa học và công nghệ trong bối cảnh hiện nay; chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam...

Tiếp nối chương trình, hội thảo chiều 27/9, đề nghị các chuyên gia cho ý kiến về quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay. Đồng thời, đưa ra các đề xuất sửa đổi Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và các văn bản khác có liên quan; giải pháp hoàn thiện các quy định về phát triển nguồn nhân lực KH&CN; đầu tư, tài chính cho KH&CN; tổ chức KH&CN; thị trường KH&CN;….

TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Chủ nhiệm Đề tài khoa học

TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Chủ nhiệm Đề tài khoa học

TS. Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh theo dự kiến, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của Đề tài hướng tới đưa ra những kiến nghị, phương hướng cụ thể, thiết thực nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về khoa học công nghệ, trong đó cốt lõi là phục vụ cho việc sửa đổi Luật Khoa học công nghệ 2013.

PGS. TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên PCN Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

PGS. TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên PCN Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KH,CN và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng, việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN để khắc phục các vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH,CN và đổi mới sáng tạo là hết sức cần thiết.

Nêu quan điểm, định hướng sửa đổi, các ý kiến đề nghị, phải đảm bảo tính đồng bộ, kết nối giữa Luật khoa học công nghệ với hệ thống pháp luật nói chung; tránh tình trạng mâu thuẫn, xung đột giữa các luật trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, thúc đẩy sự gắn kết giữa khoa học công nghệ với các ngành, lĩnh vực chiến lược; những thành tựu nghiên cứu phải có tính ứng dụng cao trong thực tiễn; thu hút đầu tư, tạo thuận lợi sử dụng ngân sách cho khoa hoa, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy sự gắn kết giữa viện, trường và doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển KH&CN...

TS. Hoàng Kim Khuyên, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

TS. Hoàng Kim Khuyên, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Bên cạnh đó, cần quan tâm tới nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ, trong đó tập trung tháo gỡ về nguồn lực tài chính, cơ chế tài chính cho hoạt động công nghệ. Nguồn lực tài chính cho khoa học công nghệ phải thúc đẩy đầu tư của xã hội cho khoa học công nghệ. Cơ chế phân bổ ngân sách cho khoa học công nghệ cần có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải; khắc phục tình trạng hành chính hóa trong phân bổ, quản lý; phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới.

Ngoài ra, liên quan tới vấn đề thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp như một lực lượng chủ lực trong nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ chưa được quan tâm thỏa đáng, nhiều ý kiến đề nghị: Quy định phải thể chế hóa đầy đủ các định hướng của Đảng, chính sách nhà nước về phát triển KH,CN và đổi mới sáng tạo. Tạo hành lang pháp lý cho thử nghiệm chính sách mới trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ. Quy định pháp luật cũng phải tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, vững chắc đề các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập đặc biệt là các doanh nghiệp phát huy vai trò, hiệu quả…

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho rằng, mặc dù “khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” nhưng chính sách chưa thực sự tương xứng; mặc dù nhiều quy định trong Luật KH&CN hiện hành rất tiến bộ nhưng lại chưa khả thi, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế. Do đó, lần sửa đổi này, trong chính sách phải đổi mới tư duy, nhất là tư duy quản lý tài chính. Bên cạnh đó, đối với 3 chuyên ngành khoa học, gồm khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn và thị trường khoa học cũng cần có chính sách riêng, phù hợp với đặc thù.

Kết luận hội thảo, TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Chủ nhiệm Đề tài cho biết, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, Ban Chủ nhiệm đề tài sẽ tổng hợp, hoàn thiện báo cáo tổng hợp đề tài và gửi báo cáo kiến nghị của Đề tài tới cấp có thẩm quyền, cung cấp thông tin trong quá trình sửa đổi Luật Khoa học, công nghệ trong thời gian tới.

***Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Chủ nhiệm Đề tài khoa học phát biểu khai mạc

TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Chủ nhiệm Đề tài khoa học phát biểu khai mạc

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại hội thảo

PGS. TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên PCN Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

PGS. TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên PCN Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

TS. Hoàng Kim Khuyên, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

TS. Hoàng Kim Khuyên, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Thành viên Đề tài tham gia ý kiến tại hội thảo

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Thành viên Đề tài tham gia ý kiến tại hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

PGS.TS Trần Văn Nam - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

PGS.TS Trần Văn Nam - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên gia góp ý tại hội thảo

Chuyên gia góp ý tại hội thảo

Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài tổ chức Hội thảo “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay”./.

Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài tổ chức Hội thảo “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay”./.

Lê Anh - Phạm Thắng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=89544