Hôi miệng - Dấu hiệu cảnh báo bệnh răng miệng không nên bỏ qua
Hôi miệng tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng đang có vấn đề và là rào cản trong giao tiếp, sinh hoạt. Hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị ngay.
*Hơi thở "rau mùi" - Khoang miệng có bệnh
Thời gian gần đây, anh Thái (39 tuổi, ngụ TP HCM) cảm thấy hơi thở có mùi hôi, nướu hay bị sưng đỏ tái đi tái lại nhiều lần. Đi khám nha sĩ, anh Thái được khuyên nên cạo vôi răng (cao răng) định kỳ, chăm sóc răng miệng đúng cách và sử dụng nước súc miệng để hạn chế tình trạng viêm nướu (lợi) khiến hơi thở có mùi hôi.
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Thảo Vân, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt TPHCM cho biết, hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ khoang miệng hay bề mặt lưỡi. Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang có vấn đề, nếu không giải quyết triệt để sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm về sau. Bên cạnh đó, hôi miệng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp, sinh hoạt thường ngày. Theo thống kê ước tính của Hội Răng hàm mặt Việt Nam, hiện có khoảng 45% dân số mắc chứng hôi miệng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng nhưng đa số chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý răng miệng. Không đánh răng sau các bữa ăn, không làm sạch kẽ răng, không chú ý làm sạch khe nướu (lợi), không vệ sinh mặt lưỡi, chưa có thói quen cạo vôi răng (cao răng) định kỳ là những nguyên nhân chính gây hôi miệng.

Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng có vấn đề.
Trong đó, việc không làm sạch khe nướu (lợi) hàng ngày khiến mảng bám tích tụ ngày càng nhiều và vôi hóa tạo thành cao răng (vôi răng). Cao răng là môi trường lý tưởng tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn kỵ khí có hại (vi khuẩn này sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy). Chúng sử dụng thức ăn còn tồn đọng lại trong miệng và các tế bào chết xung quanh, hình thành các hợp chất của lưu huỳnh dễ bay hơi và gây mùi khó chịu cho hơi thở.
Viêm nướu (lợi) cũng được xem là nguyên nhân gây hôi miệng đáng lưu ý ở nhiều người trưởng thành. Viêm nướu (lợi) là bệnh lý có diễn biến rất phức tạp và hôi miệng là triệu chứng đầu tiên và xuyên suốt quá trình bệnh. Nếu viêm nướu (lợi) không được chữa trị, tình trạng hơi thở có mùi sẽ ngày càng nặng nề hơn do bệnh tiến triển thành viêm nha chu nặng.
Sâu răng, viêm tủy răng không chỉ gây ra sự khó chịu, cảm giác đau nhức cho người bệnh mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng. Khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn, tủy răng bị ảnh hưởng, gây viêm tủy, viêm chân răng nghiêm trọng.
Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, ăn đồ nặng mùi, nhiều chất đạm, béo… cũng là những nhân tố gây ra mùi hôi miệng. Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống và các bệnh lý răng miệng thì hôi miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa (đau bao tử, trào ngược dạ dày) hay bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm xoang, viêm amidan…).
*Vệ sinh răng miệng – chìa khóa đánh bay hôi miệng
Muốn trị dứt điểm chứng hôi miệng, theo bác sĩ Thảo Vân, cần biết được nguyên nhân từ đâu, do đó người dân nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân khắc phục triệt để. Nếu hôi miệng do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng do sâu răng cần trám răng từ khi vết sâu mới chớm. Trường hợp răng bị viêm tủy, chữa tủy răng sớm sẽ giúp trị đau răng, bảo tồn tủy cho răng, và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi miệng.
Trong trường hợp sưng nướu (lợi) răng, chảy máu nướu (lợi), bệnh nhân cần thăm khám nha sĩ ngay để được chữa trị, ngăn chặn tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, cạo vôi răng định kỳ cũng là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng viêm nướu (lợi) từ sớm.

Chăm sóc nướu (lợi) kỹ càng, không để nướu (lợi) bị viêm là giải pháp giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
Để giảm tình trạng hôi miệng, người dân thường sử dụng một số giải pháp tạm thời như nhai kẹo cao su, trái cây, hương liệu hoặc các biện pháp dân gian như gừng, chanh, mật ong….Song theo bác sĩ Thảo Vân, vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp giúp ngăn chặn hôi miệng một cách căn cơ và đảm bảo hiệu quả lâu dài nhất.
Người dân cần đánh răng đúng cách sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng, làm sạch kẽ răng, khe nướu (lợi), làm sạch lưỡi. Bên cạnh đó, sử dụng nước súc miệng thường xuyên cũng là giải pháp giúp giảm tình trạng hôi miệng. Hiện trên thị trường nước súc miệng P/S với công thức CPC không chứa cồn giúp kháng khuẩn 99,9% vi khuẩn trong khoang miệng, súc sạch từng kẽ răng, ngừa mảng bám hiệu quả.
Điểm đáng lưu ý là cần cạo vôi răng (cao răng) định kỳ 6 tháng/1 lần giúp răng sạch, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Thăm khám bác sĩ nha khoa uy tín thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng, việc điều trị từ sớm sẽ giúp đạt được hiệu quả cao nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, uống nhiều nước mỗi ngày, không nên hút thuốc lá, hạn chế các thức ăn nặng mùi cũng là giải pháp ngăn ngừa nguy cơ hôi miệng./.
Kem đánh răng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu được Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam kiểm chứng và khuyên dùng với thành phần kẽm hoạt tính và Vitamin E giúp làm sạch sâu mảng bám đến tận khe nướu, ngăn ngừa nguy cơ gây viêm nướu (lợi).