Hương Tết cổ truyền trong bánh chưng Hưng Hóa

Mỗi độ Tết về, các gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống ở thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông lại tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn và đỏ lửa xuyên đêm để phục vụ người dân khắp nơi ăn Tết. Với bí quyết gia truyền, nghề làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Nông đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Gia đình bà Trần Thị Miễn- 78 tuổi có thâm niên gần 50 năm gắn bó với nghề làm bánh chưng ở thị trấn Hưng Hóa. Ngày thường gia đình bà Miễn chỉ làm khoảng100 chiếc bánh chưng, những ngày giáp Tết số lượng bánh tăng lên gấp 4 - 5 lần.

Gia đình bà Trần Thị Miễn- 78 tuổi có thâm niên gần 50 năm gắn bó với nghề làm bánh chưng ở thị trấn Hưng Hóa. Ngày thường gia đình bà Miễn chỉ làm khoảng100 chiếc bánh chưng, những ngày giáp Tết số lượng bánh tăng lên gấp 4 - 5 lần.

"Cha truyền con nối” các thế hệ trong gia đình đều thành thạo nghề. Chị Đào Thị Luân là thế hệ thứ 2 làm bánh chưng truyền thống chia sẻ: Bình thường gia đình tôi có khoảng 4 - 5 người làm, đều là người trong gia đình. Bắt đầu qua Rằm tháng Chạp, khi đơn đặt hàng nhiều hơn thì gia đình chị mới thuê thêm nhân công. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10 người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm mới kịp giao cho khách đặt.

"Cha truyền con nối” các thế hệ trong gia đình đều thành thạo nghề. Chị Đào Thị Luân là thế hệ thứ 2 làm bánh chưng truyền thống chia sẻ: Bình thường gia đình tôi có khoảng 4 - 5 người làm, đều là người trong gia đình. Bắt đầu qua Rằm tháng Chạp, khi đơn đặt hàng nhiều hơn thì gia đình chị mới thuê thêm nhân công. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10 người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm mới kịp giao cho khách đặt.

Bánh chưng Hưng Hóa mang hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh. Cùng thịt lợn, đậm đà, dân dã mà lại không quá ngấy.

Làm nghề lâu năm bàn tay người thợ khéo léo, chưa đầy 30 giây đã gói xong một chiếc bánh chưng vuông vức.

Làm nghề lâu năm bàn tay người thợ khéo léo, chưa đầy 30 giây đã gói xong một chiếc bánh chưng vuông vức.

Từ ngày Rằm tháng Chạp lượng công việc trong gia đình bà Miễn đã bắt đầu nhiều hơn, cao điểm nhất vào khoảng 26 đến 30 Tết, bà Miễn chia sẻ: “Cận Tết, các con tôi làm việc liên tục rồi thay nhau nghỉ ngơi. 5 giờ sáng mỗi ngày mọi người bắt đầu công việc đi chợ mua nguyên liệu, chuẩn bị và quây quần gói bánh, nấu bánh đến sáng hôm sau giao bánh".

Từ ngày Rằm tháng Chạp lượng công việc trong gia đình bà Miễn đã bắt đầu nhiều hơn, cao điểm nhất vào khoảng 26 đến 30 Tết, bà Miễn chia sẻ: “Cận Tết, các con tôi làm việc liên tục rồi thay nhau nghỉ ngơi. 5 giờ sáng mỗi ngày mọi người bắt đầu công việc đi chợ mua nguyên liệu, chuẩn bị và quây quần gói bánh, nấu bánh đến sáng hôm sau giao bánh".

Công đoạn gói bánh được chia thành các khâu do từng người phụ trách, người rửa lá, người làm nhân, người gói bánh, người buộc lạt...

Công đoạn gói bánh được chia thành các khâu do từng người phụ trách, người rửa lá, người làm nhân, người gói bánh, người buộc lạt...

Vào dịp cao điểm Tết, các lao động làm việc liên tục ngày đêm để kịp giao hàng cho khách

Vào dịp cao điểm Tết, các lao động làm việc liên tục ngày đêm để kịp giao hàng cho khách

Người dân làm nghề bánh chưng, bánh giầy ở Hưng Hóa đến nay vẫn duy trì công việc ổn định mặc dù số lượng sản xuất cuối năm nhiều lên nhưng chất lượng, hương vị bánh vẫn được nguyên vẹn và có phần ngon hơn theo năm tháng.

Người dân làm nghề bánh chưng, bánh giầy ở Hưng Hóa đến nay vẫn duy trì công việc ổn định mặc dù số lượng sản xuất cuối năm nhiều lên nhưng chất lượng, hương vị bánh vẫn được nguyên vẹn và có phần ngon hơn theo năm tháng.

Bánh chưng Hưng Hóa mang hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh, có giá phổ biến dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ giá thành sẽ khác nhau.

Bánh chưng Hưng Hóa mang hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh, có giá phổ biến dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ giá thành sẽ khác nhau.

Ninh Giang

Nguồn Phú Thọ: https://baophutho.vn/huong-tet-co-truyen-trong-banh-chung-hung-hoa-227111.htm