Kênh đào Suez đạt doanh thu kỷ lục năm 2021 bất chấp COVID-19Tin khácCông tác đối ngoại: Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giơíNâng cao năng lực, tận dụng thời cơ để phát triển bền vững
Trong năm 2021, khoảng 1,27 tỷ tấn hàng hóa được vận chuyển qua kênh đảo Suez, mang về cho Ai Cập khoảng 6,3 tỷ USD tiền phí quá cảnh, con số cao nhất từ trước tới nay.
Cơ quan quản lý kênh đào Suez của Ai Cập cho biết tuyến vận tải biển quan trọng này đã đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2021, bất chấp đại dịch COVID-19 và sự cố tắc nghẽn kéo dài 6 ngày do tàu chở hàng khổng lồ Ever Given mắc kẹt.
Nối liền Biển Đỏ và Địa Trung Hải, khoảng 10% hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới là qua kênh đào Suez và đây là nguồn thu ngoại tệ rất cần thiết đối với Ai Cập.
Theo Giám đốc Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie, trong năm 2021 có khoảng 1,27 tỷ tấn hàng hóa được vận chuyển qua kênh đảo này, mang về cho Ai Cập khoảng 6,3 tỷ USD tiền phí quá cảnh, nhiều hơn 13% so với năm 2020 và là con số cao nhất từ trước tới nay.
SCA cho biết số lượt tàu sử dụng kênh đào này tăng từ 18.830 năm 2020 lên 20.694 năm 2021, tức là hơn 56 tàu mỗi ngày.
Tháng 3/2021, tàu chở dầu Ever Given – một con tàu khổng lồ với trọng tải 199.000 tấn – đã bị mắc kẹt khi qua kênh đào Suez khiến tuyến vận tải biển này bị tắc nghẽn.
Chiến dịch giải cứu tàu này kéo dài 6 ngày. SCA cho biết Ai Cập thiệt hại khoảng 12-15 triệu USD mỗi ngày trong thời gian kênh đào đóng cửa để tiến hành chiến dịch giải cứu này.
Tháng 11 vừa qua, SCA thông báo bắt đầu từ năm 2022 sẽ tăng phí thu của các tàu qua kênh đào thêm 6%, ngoại trừ các tàu du lịch và tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng./.