Khắc phục bất cập, khẩn trương bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều

Kiểm tra 5 trọng điểm đê điều có nguy cơ cao mất an toàn, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội chỉ rõ một số bất cập, yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương khắc phục, hoàn thiện phương án ứng phó, bảo đảm an toàn công trình phòng, chống thiên tai.

Phát sinh bất cập trong phòng chống thiên tai

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa (ở vị trí thứ hai, tính từ trái sang phải) dẫn đầu đoàn kiểm tra trọng điểm xung yếu đê điều ở xã Đa Phúc. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa (ở vị trí thứ hai, tính từ trái sang phải) dẫn đầu đoàn kiểm tra trọng điểm xung yếu đê điều ở xã Đa Phúc. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa dẫn đầu đoàn công tác vừa kiểm tra hiện trạng và công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai tại 5 trọng điểm xung yếu đê điều trên địa bàn thành phố, gồm: kè, cống Xuân Canh, Long Tửu (xã Đông Anh); cống Liên Mạc (phường Thượng Cát và Đông Ngạc); cống Cẩm Đình (xã Phúc Lộc); đoạn đê, cống Tân Hưng - Cẩm Hà (xã Đa Phúc) và cụm công trình cống Yên Sở (phường Yên Sở).

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra trọng điểm xung yếu đê điều tại xã Đông Anh. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra trọng điểm xung yếu đê điều tại xã Đông Anh. Ảnh: Kim Nhuệ

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du, đây là những công trình đã từng xảy ra sự cố sạt lở, lún sụt, nứt đê, mạch đùn, mạch sủi hoặc có nền địa chất yếu, ảnh hưởng bởi dòng chảy áp sát bờ… nên nguy cơ mất an toàn khi xảy ra mưa lũ lớn là rất cao.

Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo các địa phương liên quan, như các xã, phường: Đa Phúc, Phúc Lộc, Đông Anh, Thượng Cát, Đông Ngạc, Yên Sở cùng các đơn vị quản lý công trình cho biết, đã và đang xây dựng phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai; kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, bố trí nhân lực, phương tiện và vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”. Các kho vật tư, điếm canh đê đều được rà soát, kiểm đếm kỹ, trong đó chú trọng phương án bảo vệ từng vị trí trọng điểm, xung yếu, có kịch bản xử lý sự cố theo từng tình huống cụ thể.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra cống Long Tửu, trọng điểm xung yếu đê điều cấp thành phố, đoạn xã Đông Anh. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra cống Long Tửu, trọng điểm xung yếu đê điều cấp thành phố, đoạn xã Đông Anh. Ảnh: Kim Nhuệ

Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra cũng cho thấy một số bất cập phát sinh sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đơn cử, tại cống Liên Mạc, công trình trọng điểm, xung yếu cấp thành phố nằm trên đê hữu Hồng, trước đây có trách nhiệm lớn của quận Bắc Từ Liêm, nay chuyển về phường Thượng Cát và Đông Ngạc. Tuy nhiên, kho vật tư hiện đặt trên địa bàn phường Thượng Cát, gây khó khăn trong phối hợp triển khai khi có tình huống xảy ra.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra cống Liên Mạc, trọng điểm xung yếu đê điều cấp thành phố tại phường Thượng Cát và Đông Ngạc. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra cống Liên Mạc, trọng điểm xung yếu đê điều cấp thành phố tại phường Thượng Cát và Đông Ngạc. Ảnh: Kim Nhuệ

Tại cụm công trình tiêu úng Yên Sở, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Phạm Ngọc Toàn cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc khắc phục sự cố công trình xảy ra từ mùa mưa lũ năm 2024, tu sửa động cơ, sẵn sàng vận hành trạm để tiêu thoát nước cho khu vực nội thành và hỗ trợ cho ngoại thành khi có mưa lớn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra cụm công trình tiêu úng Yên Sở, trọng điểm xung yếu đê điều cấp thành phố tại phường Yên Sở. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa kiểm tra cụm công trình tiêu úng Yên Sở, trọng điểm xung yếu đê điều cấp thành phố tại phường Yên Sở. Ảnh: Kim Nhuệ

Để vận hành an toàn, hiệu quả trạm bơm, công ty đề nghị cơ quan chức năng xem xét cho phép sớm mua bổ sung vật tư dự phòng, bởi toàn bộ vật tư thay thế đều phải nhập khẩu. “Quy trình đấu thầu, vận chuyển và nhập khẩu thường kéo dài từ 8 đến 10 tháng, nếu phát sinh sự cố động cơ thì hậu quả rất lớn”, ông Toàn nhấn mạnh.

Khẩn trương bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều

Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Cát Nguyễn Quang Tiến báo cáo phát sinh một số bất cập trong công tác phòng, chống thiên tai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Cát Nguyễn Quang Tiến báo cáo phát sinh một số bất cập trong công tác phòng, chống thiên tai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Ảnh: Kim Nhuệ

Kết luận buổi kiểm tra, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa đánh giá cao tinh thần chủ động, nghiêm túc của các địa phương và đơn vị trong thực hiện chỉ đạo của thành phố. Đồng thời, đề nghị UBND các xã, phường ven đê cần tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phối hợp hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai.

Trên cơ sở phương án bảo vệ trọng điểm, xung yếu đê điều đã được phê duyệt, các đơn vị, địa phương cần triển khai cụ thể tại thực địa theo phương châm “bốn tại chỗ”, trong đó đặc biệt lưu ý phân công rõ người, rõ việc, xác định cụ thể vị trí, số lượng và chất lượng các nguồn lực được huy động. Phương án ứng phó cần được cập nhật thường xuyên, sát với diễn biến thực tế, tránh tình trạng lúng túng khi có tình huống bất thường xảy ra.

Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Phạm Ngọc Toàn báo cáo một số bất cập liên quan mua sắm vật tư thay thế hạng mục công trình phòng chống thiên tai trọng điểm. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Phạm Ngọc Toàn báo cáo một số bất cập liên quan mua sắm vật tư thay thế hạng mục công trình phòng chống thiên tai trọng điểm. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng và thực hiện nghiêm túc chế độ tuần tra, canh gác đê điều trong mùa mưa lũ theo đúng quy định hiện hành; đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các sông, diễn biến bờ bãi, tình trạng công trình đê điều, đặc biệt là các vị trí trọng điểm xung yếu như đê sát sông, các cống dưới đê... để kịp thời báo cáo, tổng hợp và xử lý ngay từ giờ đầu, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trên toàn thành phố.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, kịp thời khắc phục bất cập, khẩn trương triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu đê điều. Ảnh: Kim Nhuệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, kịp thời khắc phục bất cập, khẩn trương triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu đê điều. Ảnh: Kim Nhuệ

Cùng với đó, các địa phương, đơn vị tiếp tục rà soát để kịp thời phát hiện những dấu hiệu mất an toàn, từ đó đề ra phương án khắc phục phù hợp với thực tế. Những nội dung vượt thẩm quyền, các đơn vị, địa phương cần nhanh chóng báo cáo để cơ quan chức năng xem xét, giải quyết kịp thời, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối các trọng điểm xung yếu đê điều, nhiệm vụ được thành phố đặt lên hàng đầu trong cao điểm mùa mưa bão năm nay.

Kim Nhuệ

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/khac-phuc-bat-cap-khan-truong-bao-ve-trong-diem-xung-yeu-de-dieu-708611.html