Khách nước ngoài thích thú xem múa rồng tại Lễ hội Gò Đống Đa

Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), tại Gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội), hàng ngàn người dân đã tụ hội về đây dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025).

Lễ hội Gò Đống Đa, diễn ra vào mùng 5 tháng Giêng hàng năm, không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của Hoàng đế Quang Trung và các anh hùng dân tộc, mà còn là nơi thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trong số những hoạt động phong phú tại lễ hội, múa rồng là điểm nhấn nổi bật, thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và người dân.

Lễ hội Gò Đống Đa, diễn ra vào mùng 5 tháng Giêng hàng năm, không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của Hoàng đế Quang Trung và các anh hùng dân tộc, mà còn là nơi thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trong số những hoạt động phong phú tại lễ hội, múa rồng là điểm nhấn nổi bật, thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và người dân.

Ghi nhận của PV báo Sức khỏe & Đời sống, mặc dù năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào buổi tối thay vì buổi sáng như mọi năm nhưng ngay từ 6h sáng 2/2, hàng ngàn người dân đã tụ hội về đây cùng dâng hương trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung và tham gia tế lễ.

Ghi nhận của PV báo Sức khỏe & Đời sống, mặc dù năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào buổi tối thay vì buổi sáng như mọi năm nhưng ngay từ 6h sáng 2/2, hàng ngàn người dân đã tụ hội về đây cùng dâng hương trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung và tham gia tế lễ.

Hàng nghìn người dân dự khai hội Gò Đống Đa 2025.

Hàng nghìn người dân dự khai hội Gò Đống Đa 2025.

Sau lễ dâng hương là màn múa rồng đặc sắc tại lễ hội, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Sau lễ dâng hương là màn múa rồng đặc sắc tại lễ hội, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Múa rồng tại lễ hội Gò Đống Đa không chỉ đơn thuần là màn trình diễn nghệ thuật, mà còn là cách để người dân thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Mỗi động tác, mỗi bước nhảy đều chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, phản ánh tâm tư và nguyện vọng của người dân.

Múa rồng tại lễ hội Gò Đống Đa không chỉ đơn thuần là màn trình diễn nghệ thuật, mà còn là cách để người dân thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Mỗi động tác, mỗi bước nhảy đều chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, phản ánh tâm tư và nguyện vọng của người dân.

Các nghệ nhân trong trang phục truyền thống, kết hợp với âm thanh của nhạc cụ dân tộc tạo nên một không gian lễ hội sôi động và hào hứng.

Các nghệ nhân trong trang phục truyền thống, kết hợp với âm thanh của nhạc cụ dân tộc tạo nên một không gian lễ hội sôi động và hào hứng.

Những động tác múa theo nhịp điệu của trống, chiêng thể hiện sự mạnh mẽ và dũng mãnh của con rồn - biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực.

Những động tác múa theo nhịp điệu của trống, chiêng thể hiện sự mạnh mẽ và dũng mãnh của con rồn - biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực.

Du khách nước ngoài chăm chú xem màn biểu diễn múa rồng tại lễ hội Gò Đống Đa.

Du khách nước ngoài chăm chú xem màn biểu diễn múa rồng tại lễ hội Gò Đống Đa.

Một du khách nước ngoài trong trang phục áo dài truyền thống tại lễ hội.

Một du khách nước ngoài trong trang phục áo dài truyền thống tại lễ hội.

Ghi lại khoảnh khắc tại lễ hội.

Ghi lại khoảnh khắc tại lễ hội.

Đây là cơ hội để du khách thập phương trải nghiệm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Đây là cơ hội để du khách thập phương trải nghiệm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/khach-nuoc-ngoai-thich-thu-xem-mua-rong-tai-le-hoi-go-dong-da-169250202111617989.htm