Khám phá diện mạo, sức sống đô thị di sản Huế

Huế hiện là nơi duy nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á có tới 8 di sản được UNESCO công nhận, ghi danh là Di sản thế giới. Địa phương này trên tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

VIDEO: Khám phá diện mạo, nhịp sống yên bình của đô thị di sản Huế.

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Mục tiêu đó nay đã được hiện thực hóa.

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Mục tiêu đó nay đã được hiện thực hóa.

Mới đây, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được công bố. Theo quy hoạch, Thừa Thiên-Huế xác định mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu…

Mới đây, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được công bố. Theo quy hoạch, Thừa Thiên-Huế xác định mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu…

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế, trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, Huế giữ một vị thế rất đặc biệt. Huế đã góp phần rất quan trọng trong phát triển đất nước về mọi mặt.

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế, trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, Huế giữ một vị thế rất đặc biệt. Huế đã góp phần rất quan trọng trong phát triển đất nước về mọi mặt.

Huế có vai trò kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam; là nơi có bề dày về lịch sử, văn hóa được hình thành và phát triển qua dòng chảy gần 720 năm của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, chứa đựng tinh hoa, giá trị biểu trưng trí tuệ và văn minh của dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788-1801) và cũng là nơi đóng đô của triều Nguyễn trong suốt 143 năm (1802-1945).

Huế có vai trò kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam; là nơi có bề dày về lịch sử, văn hóa được hình thành và phát triển qua dòng chảy gần 720 năm của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, chứa đựng tinh hoa, giá trị biểu trưng trí tuệ và văn minh của dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788-1801) và cũng là nơi đóng đô của triều Nguyễn trong suốt 143 năm (1802-1945).

Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1993 và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế có uy tín, như Mạng lưới các đô thị châu Á, Tổ chức các thành phố di sản thế giới, Liên minh các thành phố lịch sử…

Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1993 và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế có uy tín, như Mạng lưới các đô thị châu Á, Tổ chức các thành phố di sản thế giới, Liên minh các thành phố lịch sử…

Đô thị Huế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.

Đô thị Huế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.

Nhờ vậy, Huế còn được biết đến với các danh hiệu đã được công nhận là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN, Thành phố du lịch sạch ASEAN, Thành phố xanh quốc gia.

Nhờ vậy, Huế còn được biết đến với các danh hiệu đã được công nhận là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN, Thành phố du lịch sạch ASEAN, Thành phố xanh quốc gia.

Trong Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, quận Phú Xuân (quận bắc sông Hương) là trung tâm Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế; trung tâm tổ chức Festival cấp quốc gia và mang tầm quốc tế; khu vực đô thị cũ mở rộng gắn với hoạt động văn hóa, kinh tế, dịch vụ và du lịch. Điểm nhấn là Kinh thành Huế, khu vực phố cổ Bao Vinh, làng nghề truyền thống Kim Long…

Trong Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, quận Phú Xuân (quận bắc sông Hương) là trung tâm Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế; trung tâm tổ chức Festival cấp quốc gia và mang tầm quốc tế; khu vực đô thị cũ mở rộng gắn với hoạt động văn hóa, kinh tế, dịch vụ và du lịch. Điểm nhấn là Kinh thành Huế, khu vực phố cổ Bao Vinh, làng nghề truyền thống Kim Long…

Quận Thuận Hóa (nam sông Hương) là trung tâm hành chính trị toàn đô thị và cấp quận; trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính chính, y tế, giáo dục cấp quốc gia và quốc tế; là khu vực mở rộng đô thị trung tâm về phía Nam theo sự tăng trưởng đô thị. Bảo tồn, tôn tạo khu vực di sản lịch sử như đàn Nam Giao, lăng vua Tự Đức...

Quận Thuận Hóa (nam sông Hương) là trung tâm hành chính trị toàn đô thị và cấp quận; trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính chính, y tế, giáo dục cấp quốc gia và quốc tế; là khu vực mở rộng đô thị trung tâm về phía Nam theo sự tăng trưởng đô thị. Bảo tồn, tôn tạo khu vực di sản lịch sử như đàn Nam Giao, lăng vua Tự Đức...

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu, Huế lựa chọn mô hình đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh. Theo đó, sẽ không phát triển dân cư, nhà cửa mật độ cao; đồng thời, quá trình phát triển sẽ tạo điều kiện cho Huế tổ chức, bảo tồn, tôn tạo và phát huy tốt hơn các giá trị di sản đặc sắc của thế giới và cả nước.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu, Huế lựa chọn mô hình đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh. Theo đó, sẽ không phát triển dân cư, nhà cửa mật độ cao; đồng thời, quá trình phát triển sẽ tạo điều kiện cho Huế tổ chức, bảo tồn, tôn tạo và phát huy tốt hơn các giá trị di sản đặc sắc của thế giới và cả nước.

Ngọc Văn - Thế Nghĩa

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/kham-pha-dien-mao-suc-song-do-thi-di-san-hue-post1696175.tpo