Khám phá hang Mắt Rồng, nơi vua Lê Thánh Tông đề thơ

Với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, hang Mắt Rồng ở Thanh Hóa là nơi du ngoạn, thưởng lãm của nhiều tao nhân, mặc khách…

Khám phá hang Mắt Rồng trên dãy núi Hàm Rồng. Video: Đình Minh

Hang Mắt Rồng còn có tên gọi khác là động Long Quang, nằm ở phần núi nhô ra ở bờ Nam sông Mã, sát chân cầu Hàm Rồng. Ảnh: Đình Minh.

Hang Mắt Rồng còn có tên gọi khác là động Long Quang, nằm ở phần núi nhô ra ở bờ Nam sông Mã, sát chân cầu Hàm Rồng. Ảnh: Đình Minh.

Bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng cho biết: Xưa kia, cả dãy núi Hàm Rồng được coi là hiện thân của một con rồng chín khúc, trong đó, phần đầu rồng, chính là vị trí hang động Long Quang ngày nay. Ảnh: Đình Minh

Bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng cho biết: Xưa kia, cả dãy núi Hàm Rồng được coi là hiện thân của một con rồng chín khúc, trong đó, phần đầu rồng, chính là vị trí hang động Long Quang ngày nay. Ảnh: Đình Minh

Theo bà Thanh, hang này dài khoảng 30m, vị trí rộng nhất khoảng 5m, chiều cao hơn 10m. Ảnh: Đình Minh

Theo bà Thanh, hang này dài khoảng 30m, vị trí rộng nhất khoảng 5m, chiều cao hơn 10m. Ảnh: Đình Minh

Để lên đến cửa hang, du khách phải băng qua vạt rừng nhỏ với con đường uốn lượn ven sườn núi Rồng. Ảnh: Đình Minh

Để lên đến cửa hang, du khách phải băng qua vạt rừng nhỏ với con đường uốn lượn ven sườn núi Rồng. Ảnh: Đình Minh

Cái tên Mắt Rồng xuất phát từ việc hang có 2 cửa sâu và thông nhau, trông giống như 2 con mắt đang nhìn về 2 hướng. Ảnh: Đình Minh

Cái tên Mắt Rồng xuất phát từ việc hang có 2 cửa sâu và thông nhau, trông giống như 2 con mắt đang nhìn về 2 hướng. Ảnh: Đình Minh

Con mắt phải hướng về phía Tây Nam, TP Thanh Hóa, còn mắt trái hướng về phía Đông Bắc, vùng đồng bằng rộng lớn của xứ Thanh. Ảnh: Đình Minh

Con mắt phải hướng về phía Tây Nam, TP Thanh Hóa, còn mắt trái hướng về phía Đông Bắc, vùng đồng bằng rộng lớn của xứ Thanh. Ảnh: Đình Minh

Ở giữa lòng hang có một đoạn khá hẹp, chỉ vừa cho 2 người lách qua. Ảnh: Đình Minh

Ở giữa lòng hang có một đoạn khá hẹp, chỉ vừa cho 2 người lách qua. Ảnh: Đình Minh

Trên vòm hang Mắt Rồng có khắc nhiều bài thơ bằng chữ Hán. Theo tài liệu lưu trữ tại Phòng Văn hóa Thông tin TP Thanh Hóa thì những bài thơ này là của các tác giả Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi... Ảnh: Đình Minh

Trên vòm hang Mắt Rồng có khắc nhiều bài thơ bằng chữ Hán. Theo tài liệu lưu trữ tại Phòng Văn hóa Thông tin TP Thanh Hóa thì những bài thơ này là của các tác giả Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi... Ảnh: Đình Minh

Trong đó, đáng chú ý nhất là bài thơ của vua Lê Thánh Tông tạc năm 1478, ca ngợi cảnh sắc hùng vĩ và thơ mộng của mảnh đất Hàm Rồng. Ảnh: Đình Minh

Trong đó, đáng chú ý nhất là bài thơ của vua Lê Thánh Tông tạc năm 1478, ca ngợi cảnh sắc hùng vĩ và thơ mộng của mảnh đất Hàm Rồng. Ảnh: Đình Minh

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hang Mắt Rồng được chọn là nơi đóng quân của Bộ đội, Công an và là nơi sơ cứu của các chiến sĩ bị thương. Ảnh: Đình Minh

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hang Mắt Rồng được chọn là nơi đóng quân của Bộ đội, Công an và là nơi sơ cứu của các chiến sĩ bị thương. Ảnh: Đình Minh

Năm 1975, động Long Quang được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng và danh thắng cấp quốc gia. Ảnh: Đình Minh

Năm 1975, động Long Quang được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng và danh thắng cấp quốc gia. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/kham-pha-hang-mat-rong-noi-vua-le-thanh-tong-de-tho-10304312.html