Khám phá khu rừng lộc vừng hơn 400 năm tuổi

Khu rừng lộc vừng bao đời gắn bó, bảo vệ cuộc sống của người dân thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trước thiên tai được người dân trân quý, bảo vệ.

Tại thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có một khu rừng lộc vừng rộng khoảng 2ha với gần 1.000 gốc. Người miền Trung gọi lộc vừng bằng cái tên dân dã là cây mưng.

Tại thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có một khu rừng lộc vừng rộng khoảng 2ha với gần 1.000 gốc. Người miền Trung gọi lộc vừng bằng cái tên dân dã là cây mưng.

Không ai biết chính xác độ tuổi của khu rừng này. Theo các bậc cao niên, rừng lộc vừng có tuổi đời hơn 400 năm, trước khi lập thôn, lập làng.

Không ai biết chính xác độ tuổi của khu rừng này. Theo các bậc cao niên, rừng lộc vừng có tuổi đời hơn 400 năm, trước khi lập thôn, lập làng.

Rừng lộc vừng này gắn bó với bao đời người dân thôn Phú Thọ. Nhiều cây to lớn một người ôm không xuể.

Rừng lộc vừng này gắn bó với bao đời người dân thôn Phú Thọ. Nhiều cây to lớn một người ôm không xuể.

Rừng lộc vừng bao đời cùng người dân nơi đây chống chọi với nắng hạn, bão lũ. Mỗi cây lộc vừng cách nhau khoảng 10-12m, mùa mưa lũ, rừng che gió, chắn sóng từ sông Kiến Giang bảo vệ làng. Trong những năm kháng chiến, khu rừng lộc vừng này còn là nơi trú ẩn, tập luyện của bộ đội. "Rừng lộc vừng làng Phú Thọ có ý nghĩa rất đặc biệt. Nó là nhân chứng cho sự ra đời và phát triển của làng. Trong kháng chiến, khu rừng này nơi trú ẩn và luyện tập của bộ đội. Vào mùa mưa lũ, cánh rừng lộc vừng còn trở thành một ‘lá chắn’ chắn sóng, giữ làng”, cựu chiến binh Nguyễn Minh Châu (SN 1953, trú thôn Phú Thọ, xã An Thủy) cho biết.

Rừng lộc vừng bao đời cùng người dân nơi đây chống chọi với nắng hạn, bão lũ. Mỗi cây lộc vừng cách nhau khoảng 10-12m, mùa mưa lũ, rừng che gió, chắn sóng từ sông Kiến Giang bảo vệ làng. Trong những năm kháng chiến, khu rừng lộc vừng này còn là nơi trú ẩn, tập luyện của bộ đội. "Rừng lộc vừng làng Phú Thọ có ý nghĩa rất đặc biệt. Nó là nhân chứng cho sự ra đời và phát triển của làng. Trong kháng chiến, khu rừng này nơi trú ẩn và luyện tập của bộ đội. Vào mùa mưa lũ, cánh rừng lộc vừng còn trở thành một ‘lá chắn’ chắn sóng, giữ làng”, cựu chiến binh Nguyễn Minh Châu (SN 1953, trú thôn Phú Thọ, xã An Thủy) cho biết.

Rừng lộc vừng hơn 400 năm tuổi này được dân làng coi như báu vật nên rất trân trọng và ra sức bảo vệ. Các bô lão thôn Phú Thọ ra một “hương ước” dành riêng cho người dân trong thôn, ai xâm hại rừng lộc vừng sẽ bị phạt nặng và đưa ra kiểm điểm, làm gương trước cộng đồng. Ngoài hương ước, thôn Phú Thọ lập ban bảo vệ rừng lộc vừng gồm cựu chiến binh, công an viên thôn… thường xuyên tuần kiểm tra.

Rừng lộc vừng hơn 400 năm tuổi này được dân làng coi như báu vật nên rất trân trọng và ra sức bảo vệ. Các bô lão thôn Phú Thọ ra một “hương ước” dành riêng cho người dân trong thôn, ai xâm hại rừng lộc vừng sẽ bị phạt nặng và đưa ra kiểm điểm, làm gương trước cộng đồng. Ngoài hương ước, thôn Phú Thọ lập ban bảo vệ rừng lộc vừng gồm cựu chiến binh, công an viên thôn… thường xuyên tuần kiểm tra.

Một số người địa phương cho biết, có thời điểm, lộc vừng vào cơn sốt, khu rừng với những thế cây độc đáo được nhiều lái buôn trả giá lên đến cả tỷ đồng, nhưng chính quyền và người dân kiên quyết không bán.

Một số người địa phương cho biết, có thời điểm, lộc vừng vào cơn sốt, khu rừng với những thế cây độc đáo được nhiều lái buôn trả giá lên đến cả tỷ đồng, nhưng chính quyền và người dân kiên quyết không bán.

Sinh trưởng giữa vùng ngập nước ven sông, rừng lộc vừng trở thành “lá phổi” xanh của người dân cả thôn Phú Thọ.

Sinh trưởng giữa vùng ngập nước ven sông, rừng lộc vừng trở thành “lá phổi” xanh của người dân cả thôn Phú Thọ.

Cây lộc vừng già, vỏ xù xì, cành chằng chịt, thế trực tự nhiên không “dao kéo” nên càng gợi sự trầm mặc, hoang sơ đối nghịch hoàn toàn với nhịp sống đô hội đã len lỏi về ngôi làng ven sông.

Cây lộc vừng già, vỏ xù xì, cành chằng chịt, thế trực tự nhiên không “dao kéo” nên càng gợi sự trầm mặc, hoang sơ đối nghịch hoàn toàn với nhịp sống đô hội đã len lỏi về ngôi làng ven sông.

Một năm hai mùa nở hoa, rừng lộc vừng nhuốm đỏ cả một vùng nơi đây. Vào mùa thu, lá rừng úa vàng, sang xuân, những chồi non đầy sức sống như tiếp thêm sinh khí cho người dân nơi đây.

Một năm hai mùa nở hoa, rừng lộc vừng nhuốm đỏ cả một vùng nơi đây. Vào mùa thu, lá rừng úa vàng, sang xuân, những chồi non đầy sức sống như tiếp thêm sinh khí cho người dân nơi đây.

Với sức sống mãnh liệt cùng sự trân trọng, bảo vệ của người dân, rừng lộc vừng này sẽ trường tồn cùng bao thăng trầm của làng Phú Thọ.

Với sức sống mãnh liệt cùng sự trân trọng, bảo vệ của người dân, rừng lộc vừng này sẽ trường tồn cùng bao thăng trầm của làng Phú Thọ.

Video: Làng du lịch vùng 'rốn lũ' Tân Hóa (Nguồn: Sở Du lịch Quảng Bình).

Đan Thanh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/kham-pha-khu-rung-loc-vung-hon-400-nam-tuoi-169231109155952179.htm