Khám phá 'pháo đài bay' 'khủng' nhất mà không quân Mỹ từng sở hữu

Trang bị tới 10 động cơ, 'pháo đài bay' B-36 Peacemaker với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 190 tấn, có thể bay liên tục từ Mỹ tới Liên Xô rồi trở về mà không cần tiếp thêm dầu.

B-36 Peacemaker là một trong những máy bay lớn nhất thế giới từng cất cánh. Đây cũng là dòng máy bay ném bom lớn nhất mà không quân Mỹ sở hữu.

Được phát triển giữa Thế chiến II và triển khai vào những ngày đầu của Chiến tranh lạnh, B-36 là máy bay gắn động cơ piston lớn nhất sản xuất hàng loạt.

Ngay từ năm 1941, Mỹ quyết định chế tạo B-36, oanh tạc cơ này có thể xuất kích từ Mỹ, vượt Đại Tây Dương để tấn công lãnh thổ phát xít Đức và quay về mà không cần hạ cánh tiếp dầu ở căn cứ đồng minh tại châu Âu.

Dù không hoàn thành mục đích ban đầu song dòng B-36 lại trở thành vũ khí giúp Mỹ lần đầu sở hữu khả năng tấn công hạt nhân và răn đe chiến lược

Ngày 8/8/1946, gần một năm sau khi Thế chiến II kết thúc, nguyên mẫu B-36 thực hiện chuyến bay thử đầu tiên.

Ba năm sau, dòng oanh tạc cơ B-36 này đã được đưa vào biên chế chính thức trong không quân Mỹ.

B-36 là máy bay lớn nhất khi đó với chiều dài gần 50 m, sải cánh 70 m và chiều cao đạt 14 m.

Dòng oanh tạc cơ này có trọng lượng rỗng 75 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 190 tấn.

Dòng oanh tạc cơ này có trọng lượng rỗng 75 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 190 tấn.

Ban đầu B-36 được trang bị 6 động cơ cánh quạt, có thể mang 43 tấn nhiên liệu.

Với tải trọng vũ khí mang theo lên tới 40 tấn, B-36 có thể mang vũ khí thông thường lẫn hạt nhân, cùng 16 pháo M24 cỡ nòng 20 mm để tự vệ

Với tải trọng vũ khí mang theo lên tới 40 tấn, B-36 có thể mang vũ khí thông thường lẫn hạt nhân, cùng 16 pháo M24 cỡ nòng 20 mm để tự vệ

Máy bay có tốc độ tối đa 700 km/h và tầm hoạt động trên 16.000 km.

Kể từ phiên bản B-36D, Convair bổ sung thêm 4 động cơ phản lực GE J47-19 gắn ở hai đầu cánh.

Toàn bộ phi đội B-36 sau đó cũng được trang bị cấu hình động cơ này, khiến chúng trở thành dòng oanh tạc cơ có nhiều động cơ nhất từng được sản xuất hàng loạt trong lịch sử.

6 động cơ piston cánh quạt và 4 động cơ phản lực cung cấp công suất tương đương 40.000 mã lực trong thời gian ngắn, giúp B-36 cắt giảm quãng đường cất cánh và hỗ trợ giai đoạn tăng tốc tiếp cận mục tiêu để tránh bị pháo phòng không bắn hạ.

Trong chế độ bay hành trình, các động cơ phản lực sẽ được tắt để tiết kiệm nhiên liệu, cửa che trước động cơ cũng được kích hoạt để giảm sức cản và ngăn dị vật lọt vào trong.

Mỹ đã xuất xưởng tổng cộng 384 chiếc B-36 để xây dựng năng lực răn đe chiến lược cho các đối thủ.

B-36 có thể mang theo lượng lớn bom hạt nhân, bay từ Mỹ đến thành phố Leningrad của Liên Xô để tung đòn tấn công hạt nhân rồi trở về mà không cần hạ cánh tiếp dầu ở châu Âu.

Dù được biên chế trong thời kỳ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, điều may mắn là oanh tạc cơ B-36 chưa bao giờ được triển khai thực chiến.

Chiếc B-36 cuối cùng rời khỏi dây chuyền lắp ráp vào tháng 8/1954. Một năm sau đó, máy bay B-52 thay thế chúng đi vào hoạt động.

Sau 11 năm hoạt động, B-36 chính thức ngừng hoạt động năm 1959, chỉ có vài chiếc tiếp tục vận hành dưới dạng máy bay trinh sát, số khác được cải tiến để phóng và thu hồi máy bay trinh sát đặc biệt RF-84F/K.

Trong số 380 máy bay B-36 đã sản xuất, hiện chỉ có 4 khung máy bay còn tồn tại ngày nay, nằm ở bảo tàng Castle Air tại Atwater, bang California cùng bảo tàng Hàng không vũ trụ và chỉ huy chiến lược ở Ashland, bang Nebraska.

Chiếc B-36 sản xuất cuối cùng hiện nay nằm trong bộ sưu tập ở bảo tàng hàng không vũ trụ Pima, kế bên căn cứ không quân Davis-Monthan ở Tucson, bang Arizona.

Hãng Convair cũng phát triển một phiên bản dân sự chở khách của B-36, gọi là Convair Model 37.

Ban đầu, hãng hàng không Pan American Airways đặt 15 chiếc máy bay này, nhưng do chi phí nhiên liệu cao và mức tiêu thụ dầu lớn, kế hoạch được cho là không khả thi về mặt kinh tế.

Do thiếu đơn hàng để khởi động sản xuất, dự án này cũng đã chấm dứt năm 1949.

B-36 cũng là máy bay được chọn để thử nghiệm dự án lò phản ứng hạt nhân trên không của Mỹ.

Trong giai đoạn 1942-1958, lục quân và không quân Mỹ đã chi rất nhiều tiền để nghiên cứu, thử nghiệm khái niệm này.

Một chiếc B-36 Peacemaker được hoán cải sang phiên bản động cơ hạt nhân mang tên mã NB-36.

Một chiếc B-36 Peacemaker được hoán cải sang phiên bản động cơ hạt nhân mang tên mã NB-36.

Dù được trang bị lò phản ứng hạt nhân, toàn bộ 47 chuyến bay thử nghiệm của NB-36 đều chỉ sử dụng động cơ và nhiên liệu thông thường.

Dù được trang bị lò phản ứng hạt nhân, toàn bộ 47 chuyến bay thử nghiệm của NB-36 đều chỉ sử dụng động cơ và nhiên liệu thông thường.

Những tiến bộ trong thiết kế máy bay khiến ý tưởng oanh tạc cơ dùng động cơ hạt nhân trở nên lỗi thời và dự án NB-36 bị đình chỉ vào năm 1958.

Những tiến bộ trong thiết kế máy bay khiến ý tưởng oanh tạc cơ dùng động cơ hạt nhân trở nên lỗi thời và dự án NB-36 bị đình chỉ vào năm 1958.

Dòng B-36 cũng được sử dụng để thử nghiệm dự án "tiêm kích ký sinh", trong đó chiếc oanh tạc cơ này mang theo một chiến đấu cơ hộ tống dưới bụng, khi tấn công mục tiêu tầm xa và phải đối phó với nhiều hệ thống phòng không trên đường bay.

Dòng B-36 cũng được sử dụng để thử nghiệm dự án "tiêm kích ký sinh", trong đó chiếc oanh tạc cơ này mang theo một chiến đấu cơ hộ tống dưới bụng, khi tấn công mục tiêu tầm xa và phải đối phó với nhiều hệ thống phòng không trên đường bay.

Khi bị phát hiện mối đe dọa, B-36 sẽ thả tiêm kích dưới bụng để vô hiệu hóa đối phương, trước khi tiếp tục hành trình tới mục tiêu.

Khi bị phát hiện mối đe dọa, B-36 sẽ thả tiêm kích dưới bụng để vô hiệu hóa đối phương, trước khi tiếp tục hành trình tới mục tiêu.

Tuy nhiên, sự ra đời của kỹ thuật tiếp dầu trên không đã khiến ý tưởng này cũng như oanh tạc cơ khổng lồ như B-36 trở nên lỗi thời.

Tuy nhiên, sự ra đời của kỹ thuật tiếp dầu trên không đã khiến ý tưởng này cũng như oanh tạc cơ khổng lồ như B-36 trở nên lỗi thời.

Lúc này Mỹ có thể chế tạo nhiều máy bay nhỏ hơn có khả năng cất cánh từ căn cứ, tiếp dầu ở ngoài tầm bắn của hỏa lực phòng không địch và xâm nhập không phận đối phương. Chính vì vậy cuối cùng dự án cũng bị đóng lại.

Lúc này Mỹ có thể chế tạo nhiều máy bay nhỏ hơn có khả năng cất cánh từ căn cứ, tiếp dầu ở ngoài tầm bắn của hỏa lực phòng không địch và xâm nhập không phận đối phương. Chính vì vậy cuối cùng dự án cũng bị đóng lại.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kham-pha-phao-dai-bay-khung-nhat-ma-khong-quan-my-tung-so-huu-post580496.antd