Khám phá 'Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ' của Kinh thành Huế

Cồn Dã Viên và Cồn Hến nổi lên giữa dòng sông Hương thơ mộng được ví như 'Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ' tạo thành yếu tố phong thủy tự nhiên của Kinh thành Huế.

Cồn Dã Viên – Hữu Bạch Hổ được xem là “hổ trắng” chầu bên phải về trước Kinh Thành. Cồn Dã Viên có hình dạng thoi dài nằm lệch về phía Nam dòng sông Hương, gần phường Đúc của TP. Huế. Cồn Dã Viên được hình thành từ sự bồi đắp của sông Hương có tổng diện tích khoảng 107.970m2, với chiều dài là 890m và rộng 185m.

Cồn Dã Viên – Hữu Bạch Hổ được xem là “hổ trắng” chầu bên phải về trước Kinh Thành. Cồn Dã Viên có hình dạng thoi dài nằm lệch về phía Nam dòng sông Hương, gần phường Đúc của TP. Huế. Cồn Dã Viên được hình thành từ sự bồi đắp của sông Hương có tổng diện tích khoảng 107.970m2, với chiều dài là 890m và rộng 185m.

Cồn Dã Viên xuất hiện từ rất lâu, trong sử sách nhà Nguyễn có đề cập tới cồn Dã Viên từ thời các chúa Nguyễn. Tuy nhiên, tên chính thức của cồn Dã Viên đến đời vua Tự Đức mới có. Tương truyền chính Vua Tự Đức là người phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ của hòn đảo và quyết định đặt tên cho nó là “Dữ Dã Viên”. Người dân xứ Huế thường gọi tắt thành “Dã Viên”, dần dần “Dã Viên” trở thành cái tên gắn bó với địa điểm này.

Cồn Dã Viên xuất hiện từ rất lâu, trong sử sách nhà Nguyễn có đề cập tới cồn Dã Viên từ thời các chúa Nguyễn. Tuy nhiên, tên chính thức của cồn Dã Viên đến đời vua Tự Đức mới có. Tương truyền chính Vua Tự Đức là người phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ của hòn đảo và quyết định đặt tên cho nó là “Dữ Dã Viên”. Người dân xứ Huế thường gọi tắt thành “Dã Viên”, dần dần “Dã Viên” trở thành cái tên gắn bó với địa điểm này.

Trước đây, khi chưa được cải tạo, chỉnh trang thì Cồn Dã Viên là một khu vực bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Tuy nhiên, khi được UBND tỉnh phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và trải qua quá trình cải tạo thì địa danh này được xem như là vườn Ngự Uyển xứ Huế.

Trước đây, khi chưa được cải tạo, chỉnh trang thì Cồn Dã Viên là một khu vực bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Tuy nhiên, khi được UBND tỉnh phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và trải qua quá trình cải tạo thì địa danh này được xem như là vườn Ngự Uyển xứ Huế.

Đứng từ cầu Dã Viên nhìn xuống, cồn Dã Viên nổi bật giữ dòng sông Hương bởi diện mạo mới mẻ, được điểm tô bởi hệ thống cây cảnh, vườn hoa và đường đi bộ.

Đứng từ cầu Dã Viên nhìn xuống, cồn Dã Viên nổi bật giữ dòng sông Hương bởi diện mạo mới mẻ, được điểm tô bởi hệ thống cây cảnh, vườn hoa và đường đi bộ.

Ở phía đối diện với Cồn Dã Viên là Cồn Hến – được ví như Tả Thanh Long (rồng xanh bên trái) của Kinh thành Huế.

Ở phía đối diện với Cồn Dã Viên là Cồn Hến – được ví như Tả Thanh Long (rồng xanh bên trái) của Kinh thành Huế.

Cồn Hến là một cồn nhỏ được phù sa bồi lấp thuộc phường Vỹ Dạ, TP, Huế. Có người cho rằng nơi đây được gọi là cồn Hến vì người dân ở đây chuyên làm nghề cào hến. Cũng có người bảo tên cồn Hến xuất phát bởi hình dáng của cù lao này từ trên cao nhìn xuống “trông hao hao như con hến”.

Cồn Hến là một cồn nhỏ được phù sa bồi lấp thuộc phường Vỹ Dạ, TP, Huế. Có người cho rằng nơi đây được gọi là cồn Hến vì người dân ở đây chuyên làm nghề cào hến. Cũng có người bảo tên cồn Hến xuất phát bởi hình dáng của cù lao này từ trên cao nhìn xuống “trông hao hao như con hến”.

Không chỉ mang giá trị về mặt phong thủy, cồn Hến còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế. Cồn Hến thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp yên bình, hoài niệm của mình.

Không chỉ mang giá trị về mặt phong thủy, cồn Hến còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế. Cồn Hến thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp yên bình, hoài niệm của mình.

Nếu cồn Dã Viên là địa điểm du lịch thiên về cảnh sắc thì Cồn Hến lại là địa điểm nổi tiếng về ẩm thực. Đến Cồn Hến, thực khách chắc chắn sẽ ấn tượng với món cơm hến. Đây là một món ban đầu được ví như món cơm của nhà nghèo nhưng càng về sau lại càng nổi tiếng và trở thành món đặc sản của cố đô Huế.

Nếu cồn Dã Viên là địa điểm du lịch thiên về cảnh sắc thì Cồn Hến lại là địa điểm nổi tiếng về ẩm thực. Đến Cồn Hến, thực khách chắc chắn sẽ ấn tượng với món cơm hến. Đây là một món ban đầu được ví như món cơm của nhà nghèo nhưng càng về sau lại càng nổi tiếng và trở thành món đặc sản của cố đô Huế.

THÙY DUNG - XUÂN HỒNG

Nguồn VTC: https://vtc.vn/kham-pha-ta-thanh-long-huu-bach-ho-cua-kinh-thanh-hue-ar659291.html