Khánh Hòa chuyển mình lịch sử: Từ 'rừng trầm, biển yến' đến đô thị thông minh
Hội thảo cấp quốc gia với chủ đề 'Khánh Hòa – Hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương và các bước đột phá trong kỷ nguyên mới' diễn ra sáng 25/7 tại TP Cam Ranh đã khơi dậy một luồng sinh khí mới trong hành trình phát triển của địa phương. Với tầm nhìn chiến lược, nội lực mạnh mẽ và sự cộng hưởng từ các cơ chế đặc thù, Khánh Hòa đang tiến những bước vững chắc trên con đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 – nơi quy tụ của bản sắc địa phương, công nghệ hiện đại và tư duy phát triển bền vững.
Tái cấu trúc không gian phát triển từ hợp nhất hành chính
Hội thảo có sự hiện diện của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng đại diện các cơ quan báo chí.
Phát biểu chào mừng tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa – ông Trần Quốc Nam đã trân trọng gửi lời chào mừng nồng nhiệt và cảm ơn chân thành đến Phó Thủ tướng, các vị đại biểu, khách quý đã dành thời gian tham dự sự kiện. Ông nhấn mạnh, đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nơi hội tụ trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm nhằm kiến tạo những giải pháp mang tính chiến lược cho tiến trình phát triển tương lai của tỉnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự hội thảo.
Theo Chủ tịch Trần Quốc Nam, quá trình hợp nhất địa giơíhành chính giữa Khánh Hòa và Ninh Thuận đã mở ra không gian phát triển hoàn toàn mới – một vùng kinh tế động lực với cấu trúc đa ngành, liên kết toàn diện. Việc sở hữu diện tích hơn 8.500 km², dân số hơn 2,2 triệu người, cùng hệ thống cảng biển, sân bay, đường cao tốc, tuyến ven biển và cửa ngõ ra Biển Đông đã đưa Khánh Hòa trở thành điểm hội tụ hiếm có về địa kinh tế, địa chính trị và chiến lược quốc phòng – an ninh.
Từ nền tảng này, Khánh Hòa từng bước khẳng định vai trò trung tâm kết nối của khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên, đồng thời mở rộng không gian đô thị ra các trục ven biển, các hành lang logistics quốc tế và các vùng kinh tế công – nông – ngư nghiệp tích hợp. Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021–2025 đạt trung bình trên 8% mỗi năm, quy mô nền kinh tế dự kiến vượt 175.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,74% vào cuối năm 2024.
Cùng với phát triển hạ tầng đồng bộ, Khánh Hòa đã định vị chiến lược mới với bốn trụ cột: công nghiệp – năng lượng, đô thị – xây dựng, du lịch – dịch vụ và công nghệ cao. Những trụ cột này đang dần chuyển hóa thành hệ sinh thái đổi mới, tạo đòn bẩy cho các lĩnh vực như kinh tế biển, năng lượng tái tạo, logistics và kinh tế số phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Từng được biết đến như vùng đất của “rừng trầm, biển yến” –nơi sản vật thiên nhiên làm nên thương hiệu bản địa đặc trưng, Khánh Hòa ghi dấu ấn trong lịch sử kinh tế biển Việt Nam nhờ hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, từ vịnh Nha Trang, Cam Ranh đến Trường Sa. Tuy nhiên, vị thế “tỉnh ven biển giàu tiềm năng” chỉ là quá khứ nếu không đi cùng tư duy phát triển đột phá, hiện đại và toàn diện.
Nhận diện rõ điều đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chủ động kiến tạo một chiến lược phát triển mới, không chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên mà hướng đến các giá trị gia tăng cao từ công nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh, năng lượng tái tạo, logistics biển và kinh tế số. Đây là sự chuyển mình mang tính bản lề thay vì trông cậy vào lợi thế tự nhiên, tỉnh đang xây dựng một hệ sinh thái phát triển trên nền tảng tri thức, công nghệ và quản trị hiện đại.
Cơ chế đặc thù và thể chế đổi mới: Nền tảng cho đô thị trực thuộc Trung ương
Tầm nhìn phát triển của Khánh Hòa hiện nay không chỉ dừng lại ở khai thác lợi thế biển đảo, mà là tổ chức lại toàn bộ không gian phát triển đô thị – theo mô hình mạng lưới xanh, thông minh, đa trung tâm. Các đô thị vệ tinh như Nha Trang, Cam Ranh, Cam Lâm, Vạn Ninh được quy hoạch thành các cực tăng trưởng liên kết bằng cao tốc, đường sắt, cảng nước sâu và nền tảng số hóa.
Cú hích thể chế để Khánh Hòa đẩy nhanh hành trình phát triển không thể không kể đến hai Nghị quyết quan trọng mang tính lịch sử được Bộ Chính trị và Quốc hội ban hành năm 2022. Cụ thể, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa đã mở ra hành lang pháp lý, tài chính và tổ chức bộ máy vô cùng thuận lợi.
Các Nghị quyết này không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc vàtầm nhìn chiến lược của Trung ương mà còn đặt nền móng cho sự chuyển mình toàn diện của tỉnh – từ quy hoạch, đầu tư công đến mô hình chính quyền đô thị. KhánhHòa đã nhanh chóng triển khai mô hình chính quyền hai cấp, hoàn thiện quy hoạchtỉnh thời kỳ mới, đồng thời xúc tiến phát triển mạng lưới đô thị thông minh, xanh và đa trung tâm, kết nối bởi hệ thống hạ tầng hiện đại.
Không gian phát triển đô thị cũng được mở rộng sang các lĩnh vực mới như nghiên cứu đại dương, y tế biển, trung tâm dữ liệu quốc gia và công nghệ AI tích hợp trong quản trị đô thị. Các đô thị vệ tinh như Cam Ranh, Cam Lâm, Nha Trang, Vạn Ninh đang được định hình lại thành chuỗi đô thị liên hoàn: từ nghỉ dưỡng ven biển đến công nghiệp sạch, từ đô thị sân bay đến logistics xuyên Á.
Không chỉ nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tỉnh còn chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghệ đại dương, y tế biển, trung tâm dữ liệu số, khu nghiên cứu quốc tế tại Vân Phong. Đồng thời, du lịch nghỉ dưỡng cũng chuyển mình sang hình thái mới – không chỉ dựa vào cảnh quan thiên nhiên, mà tích hợp dịch vụ thông minh, du lịch MICE, thể thao biển công nghệ cao và trải nghiệm số.
Theo đại diện Bộ Nội vụ tại hội thảo, Khánh Hòa là một trongnhững địa phương đầu tiên cả nước thí điểm mô hình chính quyền hai cấp, gắn với mục tiêu chính quyền số, đô thị số và chuyển đổi xanh. Những thay đổi về mô hình tổ chức nhà nước, tổ chức lại không gian đô thị, kết nối hạ tầng, dữ liệu và con người – chính là biểu hiện rõ ràng nhất của quá trình chuyển hóa từ “tỉnh ven biển truyền thống” thành “trung tâm đô thị thông minh hiện đại”.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Quốc Nam phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Trần Quốc Nam cho biết: “Nêúkhông xử lý dứt điểm các công trình tồn đọng, không hoàn thiện hạ tầng chiến lượcvà không nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực, thì khó có thể bứt phá. Sự hiến kếhôm nay không chỉ là lý luận, mà cần được thể chế hóa thành chính sách, hành động cụ thể.”
Với quyết tâm hành động, tinh thần cầu thị và khát vọng pháttriển mạnh mẽ, Khánh Hòa đang đứng trước một cơ hội lịch sử để chuyển hóa vị thếven biển thành một cực tăng trưởng mới – nơi giao thoa giữa bản sắc văn hóa,công nghệ hiện đại và quản trị thông minh.
“Khánh Hòa cam kết chuyển hóa sáng kiến thành chính sách, biếnkhát vọng thành hành động. Thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ là đích đến,mà là thước đo cho tầm vóc phát triển hài hòa giữa con người, thiên nhiên vàcông nghệ.” – ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh tại hội thảo.