Khối u vành tai: Đừng chủ quan, xử lý kịp thời để tránh biến chứng
Sau khi tiểu phẫu bóc u vành tai tại một cơ sở y tế khác, anh H.H.N. (38 tuổi, ở Ninh Bình) đã phải nhập viện Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong tình trạng vùng mổ cũ sưng đau, rò mủ trắng đục, sốt và đau tức kéo dài.

Ê-kíp phẫu thuật Liên chuyên khoa của Bệnh viện Nội tiết Trung ương phối hợp thực hiện ca mổ cho bệnh nhân.
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Mạnh Hùng, Phụ trách Liên khoa Mắt-Tai Mũi Họng-Răng Hàm Mặt () cho biết, qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân N. mới thực hiện tiểu phẫu bóc lấy u vành tai trái không lâu tại một đơn vị y tế khác. Tuy nhiên sau mổ, rãnh sau vành tai trái trên nền sẹo cũ của bệnh nhân xuất hiện sưng nề rò, có dịch mù trắng đục chảy ra. Da sụn vành tai cứng chắc.
Trước khi nhập viện khoảng một tuần, bệnh nhân N. nhận thấy vết mổ vành tai trái sưng to hơn, chảy dịch, sốt, đau tức khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và quyết định vào viện để kiểm tra lại.
Theo bác sĩ Hùng, năm 2023, bệnh nhân N. đã từng mổ ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương với kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân tiếp tục phát hiện mắc thêm , tăng huyết áp và chưa được điều trị ổn định.
“Sau khi tiến hành thăm khám, nhận định bệnh nhân có nền sẹo mổ cũ vùng da sau tai dày cộm, nhăn nheo và biến đổi màu sắc sẽ dẫn tới nguy cơ cao để lại sẹo xấu cho lần mổ thứ 2. Đồng thời vết mổ cũ bị áp xe tái phát nên tạo đường rò nhiều ngách cũng gây khó khăn cho việc làm sạch tổn thương”, bác sĩ Hùng chia sẻ.
Để bảo đảm an toàn và hiệu quả điều trị, ê-kíp phẫu thuật đã hội chẩn liên khoa, phối hợp với chuyên khoa đái tháo đường nhằm kiểm soát đường huyết, huyết áp trước mổ, đồng thời phối hợp với chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ để phục hồi hình dạng vành tai, ngăn ngừa sẹo phì đại hay biến dạng (tai vểnh hoặc cụp).
Sau gần 1 giờ, bệnh nhân được ê-kíp phẫu thuật Liên chuyên khoa lấy ra toàn bộ khối u và lại vành tai bằng vạt da tự thân.

Bệnh nhân được ê-kíp phẫu thuật Liên chuyên khoa lấy ra toàn bộ khối u và tạo hình thẩm mỹ lại vành tai bằng vạt da tự thân.
“Đây là trường hợp vô cùng khó và hiếm gặp. Kích thước khối u tuy không lớn nhưng do phải thực hiện trên nền sẹo cũ sưng nề, chảy dịch lại nằm ở sụn vành tai không có tổ chức cơ, rất dễ nhiễm trùng và lâu hồi phục. Bệnh nhân lại có bệnh lý nền đái tháo đường và tăng huyết áp.
Trong quá trình thực hiện, nếu không được theo dõi và thực hiện cẩn thận, tình trạng bệnh nhân có thể diễn biến nhanh, khó kiểm soát, quá trình liền vết thương kéo dài, dễ gây nhiễm trùng vết mổ hay tái phát. Quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, thậm chí gây ra các biến chứng nặng nề và có thể nguy hiểm tính mạng”, bác sĩ Hùng chia sẻ.
Sau phẫu thuật, sức khỏe anh N. đã ổn định, đường huyết và huyết áp ổn định. Vết mổ không sưng nề, không chảy dịch, bệnh nhân không đau và vành tai không bị biến dạng (hai bên cân đối), liền sẹo tốt.
Bác sĩ Hà Mạnh Hùng khuyến cáo, những khối u, thay đổi trên vành tai dù đa phần là lành tính nhưng cũng không loại trừ khả năng là u ác. Người dân cần đi khám sớm, điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Riêng với những bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường hay tăng huyết áp, bệnh nhân cần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp theo phác đồ của bác sĩ.