Không quân Trung Quốc mạnh vượt trội Nga nhờ... sự giúp đỡ từ Moskva

Sau một thời gian dài học hỏi có chọn lọc và cải tiến, Không quân Trung Quốc hiện đã có bản sắc riêng và được đánh giá mạnh vượt trội Nga.

Bắc Kinh chẳng những bắt kịp Moskva về công nghệ quân sự mà với sự giúp đỡ từ chính đồng minh thân thiết, Không quân Trung Quốc hiện đã tỏ ra mạnh vượt trội Nga.

Bắc Kinh chẳng những bắt kịp Moskva về công nghệ quân sự mà với sự giúp đỡ từ chính đồng minh thân thiết, Không quân Trung Quốc hiện đã tỏ ra mạnh vượt trội Nga.

Chính vì vậy, sự khẳng định rộng rãi rằng trong liên minh giữa Trung Quốc và Nga, siêu cường kinh tế là Bắc Kinh và siêu cường quân sự Nga sẽ bù trừ cho nhau cần phải được sửa chữa.

Chính vì vậy, sự khẳng định rộng rãi rằng trong liên minh giữa Trung Quốc và Nga, siêu cường kinh tế là Bắc Kinh và siêu cường quân sự Nga sẽ bù trừ cho nhau cần phải được sửa chữa.

Bằng chứng về điều này là báo cáo đồ sộ của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Liên hiệp Anh (Royal United Services Institute - RUSI), các nhà phân tích đã đưa ra một bản báo cáo rất chi tiết và toàn diện.

Bằng chứng về điều này là báo cáo đồ sộ của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Liên hiệp Anh (Royal United Services Institute - RUSI), các nhà phân tích đã đưa ra một bản báo cáo rất chi tiết và toàn diện.

Tất nhiên Nga sẽ không chỉ tiến hành một cuộc chiến trên không, học thuyết của họ quy định rất nhiều biện pháp quân sự với nhiều loại lực lượng và phương tiện. Tuy nhiên về máy bay chiến đấu, Bắc Kinh đã vượt trội hơn hẳn.

Tất nhiên Nga sẽ không chỉ tiến hành một cuộc chiến trên không, học thuyết của họ quy định rất nhiều biện pháp quân sự với nhiều loại lực lượng và phương tiện. Tuy nhiên về máy bay chiến đấu, Bắc Kinh đã vượt trội hơn hẳn.

Nga vẫn dẫn trước Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo động cơ, nhưng khoảng cách đang được thu hẹp nhanh chóng. Mặt khác, Bắc Kinh đã lắp đặt radar mảng pha quét chủ động (AESA) trên đại đa số máy bay chiến đấu của mình, trong khi đây vẫn là công nghệ xa lạ với Moskva

Nga vẫn dẫn trước Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo động cơ, nhưng khoảng cách đang được thu hẹp nhanh chóng. Mặt khác, Bắc Kinh đã lắp đặt radar mảng pha quét chủ động (AESA) trên đại đa số máy bay chiến đấu của mình, trong khi đây vẫn là công nghệ xa lạ với Moskva

Không chiến hiện đại được đặc trưng bởi lợi thế về nhận thức tình huống. Trong các tình huống mà nhận thức tình huống ngang nhau, kết quả có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi tầm bắn và hiệu suất tên lửa, kỹ năng của phi công, hệ thống EW và biện pháp đối phó hồng ngoại

Không chiến hiện đại được đặc trưng bởi lợi thế về nhận thức tình huống. Trong các tình huống mà nhận thức tình huống ngang nhau, kết quả có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi tầm bắn và hiệu suất tên lửa, kỹ năng của phi công, hệ thống EW và biện pháp đối phó hồng ngoại

Hiện nay Nga và Trung Quốc có những phi đội máy bay chiến đấu bề ngoài tương tự nhau. Cả hai cường quốc đều phụ thuộc rất nhiều vào dòng Su-27/30 và những biến thể sửa đổi của chúng, nhưng loại tiêm kích này không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với phương Tây.

Hiện nay Nga và Trung Quốc có những phi đội máy bay chiến đấu bề ngoài tương tự nhau. Cả hai cường quốc đều phụ thuộc rất nhiều vào dòng Su-27/30 và những biến thể sửa đổi của chúng, nhưng loại tiêm kích này không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với phương Tây.

Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đang tìm cách chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng rõ ràng Bắc Kinh đang đi trước Moskva rất xa trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đang tìm cách chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng rõ ràng Bắc Kinh đang đi trước Moskva rất xa trong lĩnh vực này.

Tiêm kích hạng nặng Su-27/30 của Nga dễ dàng bị phát hiện do diện tích phản xạ radar (RCS) quá lớn. Mặc dù chúng có tầm bay xa mà không cần tiếp nhiên liệu và có thể mang theo một số lượng đáng kể các loại vũ khí hàng không (ASP).

Tiêm kích hạng nặng Su-27/30 của Nga dễ dàng bị phát hiện do diện tích phản xạ radar (RCS) quá lớn. Mặc dù chúng có tầm bay xa mà không cần tiếp nhiên liệu và có thể mang theo một số lượng đáng kể các loại vũ khí hàng không (ASP).

Trên cơ sở Su-27/30 của Nga, Trung Quốc đã phát triển dòng J-11/16 của họ với radar AESA, kênh truyền dẫn thông tin mới, hệ thống tác chiến điện tử tối tân và sử dụng vật liệu composite đặc biệt, khiến chúng thậm chí còn có tính năng cao hơn cả Su-35S của Nga.

Trên cơ sở Su-27/30 của Nga, Trung Quốc đã phát triển dòng J-11/16 của họ với radar AESA, kênh truyền dẫn thông tin mới, hệ thống tác chiến điện tử tối tân và sử dụng vật liệu composite đặc biệt, khiến chúng thậm chí còn có tính năng cao hơn cả Su-35S của Nga.

Hơn nữa, Trung Quốc đã gia tăng lợi thế của mình thông qua những tên lửa không đối không thế hệ mới tốt hơn R-73M hay thậm chí là R-77 của Nga.

Hơn nữa, Trung Quốc đã gia tăng lợi thế của mình thông qua những tên lửa không đối không thế hệ mới tốt hơn R-73M hay thậm chí là R-77 của Nga.

Ví dụ PL-10 của Trung Quốc được trang bị đầu dò hồng ngoại giúp tăng khả năng chống nhiễu, còn PL-15 có đầu dò AESA và hoạt động tốt hơn AIM-120C/D của Mỹ về tầm bắn, họ còn đang thử nghiệm tên lửa không đối không tầm xa PL-X (PL-17) - 400 km.

Ví dụ PL-10 của Trung Quốc được trang bị đầu dò hồng ngoại giúp tăng khả năng chống nhiễu, còn PL-15 có đầu dò AESA và hoạt động tốt hơn AIM-120C/D của Mỹ về tầm bắn, họ còn đang thử nghiệm tên lửa không đối không tầm xa PL-X (PL-17) - 400 km.

Trung Quốc là nước thứ hai sau Mỹ phát triển, bắt đầu vận hành và sản xuất hàng loạt loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm thực sự - J-20A Mighty Dragon.

Trung Quốc là nước thứ hai sau Mỹ phát triển, bắt đầu vận hành và sản xuất hàng loạt loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm thực sự - J-20A Mighty Dragon.

Ở biến thể J-20B, hiệu suất của nó sẽ còn tốt hơn. Nhìn chung, Lực lượng Không quân Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng tiềm lực chiến đấu của mình để cạnh tranh trực tiếp với Mỹ.

Ở biến thể J-20B, hiệu suất của nó sẽ còn tốt hơn. Nhìn chung, Lực lượng Không quân Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng tiềm lực chiến đấu của mình để cạnh tranh trực tiếp với Mỹ.

Trong khi đó, Su-57 của Nga mặc dù có các chỉ số tuyệt vời về khả năng cơ động hay tốc độ, nhưng vẫn chưa nhận được sự tin tưởng để được gọi là một hệ thống vũ khí tiên tiến - nó có những sai sót khiến dây chuyền lắp ráp chưa thể vận hành hết công suất.

Trong khi đó, Su-57 của Nga mặc dù có các chỉ số tuyệt vời về khả năng cơ động hay tốc độ, nhưng vẫn chưa nhận được sự tin tưởng để được gọi là một hệ thống vũ khí tiên tiến - nó có những sai sót khiến dây chuyền lắp ráp chưa thể vận hành hết công suất.

"Sự phát triển của tiềm năng Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không quân sự cần được giám sát chặt chẽ, ngay cả ở những quốc gia không đưa Bắc Kinh vào đánh giá của họ về những mối đe dọa tức thời".

"Sự phát triển của tiềm năng Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không quân sự cần được giám sát chặt chẽ, ngay cả ở những quốc gia không đưa Bắc Kinh vào đánh giá của họ về những mối đe dọa tức thời".

"Khả năng chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc cho Nga trong lĩnh vực hàng không quân sự có khả năng làm tăng mức độ đe dọa của Không quân Nga đối với NATO trong dài hạn", báo cáo của RUSI nói rõ.

"Khả năng chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc cho Nga trong lĩnh vực hàng không quân sự có khả năng làm tăng mức độ đe dọa của Không quân Nga đối với NATO trong dài hạn", báo cáo của RUSI nói rõ.

Viễn cảnh trên hoàn toàn có khả năng xảy ra, bởi nếu hứng chịu lệnh cấm vận sản phẩm công nghệ cao từ phương Tây, Nga sẽ chỉ còn đường nhập khẩu qua ngả Trung Quốc để bù đắp thiếu sót của mình.

Viễn cảnh trên hoàn toàn có khả năng xảy ra, bởi nếu hứng chịu lệnh cấm vận sản phẩm công nghệ cao từ phương Tây, Nga sẽ chỉ còn đường nhập khẩu qua ngả Trung Quốc để bù đắp thiếu sót của mình.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/khong-quan-trung-quoc-manh-vuot-troi-nga-nho-su-giup-do-tu-moskva-post496044.antd