Khuyến khích, tạo dựng phong trào đọc sách và văn hóa đọc

Để xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển phong trào, tạo thói quen đọc sách tích cực trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Sau 4 năm triển khai đề án “Pháttriển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theoQuyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cao Bằng tích cựcduy trì và phát triển mạng lưới thư viện các huyện, Thành phố và cơ sở; tăngcường các hoạt động luân chuyển sách về tủ sách cơ sở phục vụ thư viện lưu độngtới các điểm trường tiểu học, THCS thuộc các huyện vùng sâu, vùng xa… nhằm đápứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong cáctầng lớp nhân dân. Tập trung xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phươngpháp đọc.

Thư viện tỉnh đổi mới hoạt độngxã hội hóa, mở rộng liên kết với các nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức ủng hộsách báo cho thư viện, nâng cao số lượng, chất lượng sách, báo, tạp chí. Thựchiện phương châm “Sách tìm bạn đọc”, Thư viện tỉnh phát triển và nhân rộng cáctrạm vệ tinh thực hiện luân chuyển sách, báo để người đọc ở các huyện, Thànhphố được tiếp cận với nhiều cuốn sách hay.

Hiện nay, toàn tỉnh có 10 thưviện, trong đó 1 thư viện tỉnh, 9 thư viện cấp huyện, 20 tủ sách đồn biênphòng, 149 điểm bưu điện văn hóa xã, 35 tủ sách xã, phường, 1 tủ sách tư nhânphục vụ cộng đồng, 70 tủ sách nhà văn hóa xã, thôn bản. Ngoài Thư viện tỉnh và9 thư viện huyện, có 14 thư viện xã được trang bị Internet theo dự án “Nâng caokhả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam”. Năm2024, bổ sung sách mới 2.400 bản, trong đó phòng thiếu nhi bổ sung 1.481 bản.Bổ sung báo, tạp chí 30 loại; báo thiếu nhi cho xe thư viện lưu động 565 quyển;thư viện cấp huyện bổ sung 605 bản sách phục vụ bạn đọc với đầy đủ các thểloại: văn học, lịch sử, khoa học, tự nhiên, xã hội, chính trị, luật, sách tiếngAnh, báo, tạp chí… và các loại sách, truyện dành cho thiếu nhi.

Xe Thư viện lưu động đa phương tiện phục vụ học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nguyên Bình.

Xe Thư viện lưu động đa phương tiện phục vụ học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nguyên Bình.

Thư viện tỉnh đẩy mạnh các hoạtđộng tuyên truyền giới thiệu sách tại thư viện kết hợp tổ chức các hoạt động ngoạikhóa tại các trường học trên địa bàn tỉnh nhằm lan tỏa, khuyến khích và pháttriển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo môi trường đọc thuận lợi, hìnhthành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phầnxây dựng xã hội học tập. Tiến hành luân chuyển 45.000 lượt sách, báo đến 50điểm bưu điện văn hóa xã; có 15.000 lượt độc giả đến đọc sách tại các điểm sinhhoạt văn hóa cộng đồng, thư viện trường học ở các huyện, Thành phố. Triển khai“Dự án ô tô thư viện lưu động đa phương tiện” phục vụ tại Phố đi bộ Kim Đồng(Thành phố), các lễ hội, các trường học trên toàn tỉnh 98 buổi; hỗ trợ xây dựng53 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển vànhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, môhình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương” được 6 tủ sách cơ sở; phối hợpvới một số đơn vị công an, quân đội đóng trên địa bàn để luân chuyển sách, báophục vụ bạn đọc.

Các trường học trên địa bàn tỉnhquan tâm đầu tư, xây dựng góc thư viện khang trang ngay trong khuôn viên đểphục vụ nhu cầu đọc tại chỗ của học sinh. Bên cạnh đầu tư về nhiều loại sáchphong phú (sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khoa học, truyện chữ, truyệntranh, sách ngoại ngữ...), nhiều thư viện còn được xây dựng theo mô hình “thưviện xanh”, trang trí sinh động nhằm tạo dựng không gian thoải mái, thư giãnnhất. Qua đó nhằm khơi dậy niềm hứng thú, yêu thích đọc sách cho mỗi học sinh,dần hình thành phong trào đọc sách, văn hóa đọc ngay trong nhà trường.

Tại Trường Tiểu học Sông Hiến(Thành phố), nhà trường huy động ủng hộ từ nhiều nguồn khác nhau để thườngxuyên bổ sung những đầu sách mới phục vụ nhu cầu đọc của học sinh và giáo viên.Ngoài các tiết đọc sách theo thời khóa biểu của mỗi lớp, thư viện trường luôn mởcửa giờ giải lao, học sinh có thể tới đây theo sở thích. Ngoài ra, các hoạtđộng ngoại khóa của nhà trường được xây dựng lồng ghép với hoạt động thư viện,liên quan đến sách. Từ đó, hình thành thói quen lành mạnh cho học sinh, thayđổi nhận thức rằng đọc sách không chỉ đơn thuần là để tiếp nhận thông tin, kiếnthức, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa, giải trí lành mạnh, giúphình thành kỹ năng sống.

Không chỉ trong các nhà trường,công tác phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng cũng được các địa phương trongtỉnh quan tâm triển khai, thông qua nhiều hoạt động, hội thi sôi nổi, thiếtthực được triển khai hằng năm. Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và văn hóađọc Việt Nam, nổi bật là Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức thường niên, thu hút hàng ngànlượt học sinh các cấp trong toàn tỉnh. Năm 2024, cuộc thi nhận được 972 bàitham gia dự thi, trong đó, cấp tiểu học 459 bài, THCS 285 bài, THPT 228 bài; có881 bài dự thi bằng hình thức viết, 40 bài dự thi bằng hình thức quay videoclip của 73 trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Không gian thư viện xanh tại Trường Tiểu học Sông Hiến (Thành phố).

Không gian thư viện xanh tại Trường Tiểu học Sông Hiến (Thành phố).

Em Bế Thị Minh Thư, lớp 11 Văn,Trường THPT Chuyên Cao Bằng chia sẻ: Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiệnnay, con người có nhiều phương tiện, phương thức để tiếp cận, khai thác thôngtin. Tuy nhiên, người đọc cần biết lựa chọn, đọc những thông tin hữu ích, từ đólan tỏa, đem lại giá trị nhất định cho xã hội. Thông qua việc đọc sách không chỉgiúp tích lũy kiến thức, thông tin mà còn nhân lên tình yêu sách, rèn thói quenđọc có trách nhiệm, kiên trì, nghiền ngẫm mới hiểu cặn kẽ vấn đề và tiếp nhậnđược thông tin hữu ích, kiến thức có giá trị. Là một trong những thí sinh đượcgiải nhất vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh năm 2024, em sẽ tiếptục lan tỏa tình yêu sách, phương pháp, kỹ năng đọc sách tới bạn bè thông quaviệc đọc sách hằng ngày.

Giám đốc Thư viện tỉnh Phạm NgọcKhoa cho biết: Để hình thành việc đọc có văn hóa và lan tỏa, phát triển văn hóađọc trong cộng đồng cần tiếp tục hướng việc đọc sách trở thành một thói quenkhông thể thiếu, nhất là với trẻ em. Ở mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức vềviệc đọc sách và trao truyền ý thức đó cho con trẻ, cùng nhau chia sẻ sách giưãbố mẹ và các con, khuyến khích, dành thời gian để cho con đọc sách; các trườnghọc cần có những hoạt động giáo dục học sinh ngay từ bậc tiểu học về kỹ năng,thói quen đọc sách, bao gồm phương pháp đọc, kỹ năng tiếp cận sách, đọc sách cómục đích, tiêu chí lựa chọn những cuốn sách đáng đọc; đưa ra một danh mục sáchcần đọc trong một năm học; xây dựng phong trào đọc sách sâu rộng trong các cơquan, tổ chức và cộng đồng.

Thời gian tới, Thư viện tỉnh tiếptục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ. Tích cựcđổi mới phương pháp phục vụ, thu hút bạn đọc đến thư viện; phát huy hiệu quảcác tủ sách, chi nhánh, điểm sách trên địa bàn, tập trung vào địa bàn thuộcvùng miền núi; mở rộng sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đểđưa sách, báo, xe ô tô lưu động đến phục vụ cơ sở, đáp ứng nhu cầu đọc sách củangười dân, lan tỏa sâu sộng văn hóa đọc trong cộng đồng.

An Minh

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/van-hoa/khuyen-khich-tao-dung-phong-trao-doc-sach-va-van-hoa-doc