Kinh ngạc những đền thờ cổ nằm cheo leo trên vách đá

Bằng trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa, con người đã xây dựng một số công trình kỳ vĩ nằm cheo leo trên vách đá cao. Kiến trúc độc đáo và lịch sử của những kiến trúc này tạo nên sức hút lớn đối với mọi người.

Một công trình kỳ vĩ nằm cheo leo trên vách đá được nhiều người biết đến là tu viện Meteora của Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp, Meteora có nghĩa “giữa trời xanh”. Đúng như tên gọi, tu viện này được xây dựng trên đỉnh cột núi đá sa thạch ở vùng đồng bằng Thessaly vào thế kỷ 14.

Một công trình kỳ vĩ nằm cheo leo trên vách đá được nhiều người biết đến là tu viện Meteora của Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp, Meteora có nghĩa “giữa trời xanh”. Đúng như tên gọi, tu viện này được xây dựng trên đỉnh cột núi đá sa thạch ở vùng đồng bằng Thessaly vào thế kỷ 14.

Người xưa đã vận chuyển các nguyên vật liệu từ mặt đất lên độ cao 550m để xây tu viện Meteora bằng thang dây và lưới. Sau khi công trình hoàn thành, để lên được tu viện, mọi người phải dùng dây thừng và ròng rọc.

Người xưa đã vận chuyển các nguyên vật liệu từ mặt đất lên độ cao 550m để xây tu viện Meteora bằng thang dây và lưới. Sau khi công trình hoàn thành, để lên được tu viện, mọi người phải dùng dây thừng và ròng rọc.

Về sau, người ta đục đá làm bậc thang để lên tu viện Meteora dễ dàng hơn. Với kiến trúc độc đáo, công trình được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nơi đây cũng từng được chọn làm bối cảnh trong phim Điệp viên 007 nổi tiếng thế giới.

Về sau, người ta đục đá làm bậc thang để lên tu viện Meteora dễ dàng hơn. Với kiến trúc độc đáo, công trình được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nơi đây cũng từng được chọn làm bối cảnh trong phim Điệp viên 007 nổi tiếng thế giới.

Tự viện Phuktal hay Phuktal Gompa được xây dựng trên núi đá tự nhiên ở phía đông nam tiểu khu Zanskar, quận Ladakh, Ấn Độ. Công trình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và bùn.

Tự viện Phuktal hay Phuktal Gompa được xây dựng trên núi đá tự nhiên ở phía đông nam tiểu khu Zanskar, quận Ladakh, Ấn Độ. Công trình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và bùn.

Khi đứng nhìn từ xa, tự viện Phuktal trông giống như một tổ ong khổng lồ nằm cheo leo trên vách đá. Theo các tài liệu, công trình được xây dựng vào đầu thế kỷ 12 bởi Gangsem Sherap Sampo, đệ tử của nhà sư Tsongkhapa, người sáng lập trường phái Phật giáo Tây Tạng Gelug.

Khi đứng nhìn từ xa, tự viện Phuktal trông giống như một tổ ong khổng lồ nằm cheo leo trên vách đá. Theo các tài liệu, công trình được xây dựng vào đầu thế kỷ 12 bởi Gangsem Sherap Sampo, đệ tử của nhà sư Tsongkhapa, người sáng lập trường phái Phật giáo Tây Tạng Gelug.

Tên của tự viện bắt nguồn từ hai chữ phuk (có nghĩa hang động) và thal (có nghĩa nhàn rỗi). Do vậy, tên gọi Phuktal có nghĩa là nơi trú ẩn để tìm kiếm sự bình yên. Ngày nay, tự viện này là nơi sống và tu tập của khoảng 70 tu sĩ.

Tên của tự viện bắt nguồn từ hai chữ phuk (có nghĩa hang động) và thal (có nghĩa nhàn rỗi). Do vậy, tên gọi Phuktal có nghĩa là nơi trú ẩn để tìm kiếm sự bình yên. Ngày nay, tự viện này là nơi sống và tu tập của khoảng 70 tu sĩ.

Với niên đại hơn 700 năm tuổi, Đại Từ Nham là ngôi chùa treo được xây dựng ở vách đá dựng đứng của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Đây là nơi thờ cúng của Đại Tạng Vương Bồ Tát và là ngôi chùa có bức tượng Phật đứng tự nhiên lớn nhất nước.

Với niên đại hơn 700 năm tuổi, Đại Từ Nham là ngôi chùa treo được xây dựng ở vách đá dựng đứng của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Đây là nơi thờ cúng của Đại Tạng Vương Bồ Tát và là ngôi chùa có bức tượng Phật đứng tự nhiên lớn nhất nước.

Theo các sử liệu, chùa Đại Từ Nham được những người thợ giàu kinh nghiệm xây dựng. Sau khi hoàn thành, công trình gồm hơn 40 gian, được chống đỡ bằng các cột kèo bằng gỗ và trụ đá.

Theo các sử liệu, chùa Đại Từ Nham được những người thợ giàu kinh nghiệm xây dựng. Sau khi hoàn thành, công trình gồm hơn 40 gian, được chống đỡ bằng các cột kèo bằng gỗ và trụ đá.

Một phần của chùa Đại Từ Nham nhô ra ngoài trong khi một phần được gắn chặt vào vách đá bằng cột gỗ.

Một phần của chùa Đại Từ Nham nhô ra ngoài trong khi một phần được gắn chặt vào vách đá bằng cột gỗ.

Chùa có một mặt giáp núi, phần còn lại bao bọc bởi núi cao sừng sững khiến thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời không nhiều. Nhờ yếu tố vị trí địa lý này, chùa Đại Từ Nham được bảo tồn khá nguyên vẹn theo năm tháng.

Chùa có một mặt giáp núi, phần còn lại bao bọc bởi núi cao sừng sững khiến thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời không nhiều. Nhờ yếu tố vị trí địa lý này, chùa Đại Từ Nham được bảo tồn khá nguyên vẹn theo năm tháng.

Mời độc giả xem video: Mục sở thị ngôi chùa trắng huyền ảo giữa những tầng mây.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-nhung-den-tho-co-nam-cheo-leo-tren-vach-da-1996446.html