Kinh ngạc những loài chim bay cao nhất hành tinh

Trong thế giới tự nhiên kỳ diệu, có những loài chim không chỉ bay xa mà còn bay ở độ cao đáng kinh ngạc, vượt qua cả những ngọn núi cao nhất hành tinh.

1. Kền kền Gyps Rueppellii: Dẫn đầu danh sách là kền kền Gyps Rueppellii, loài chim có khả năng bay ở độ cao tối đa 11.277,6m. Với sải cánh dài 2,5m, chúng có khả năng bay hàng giờ trên bầu trời để tìm kiếm thức ăn. Hiện nay, loài này chỉ còn khoảng 30.000 cá thể do mất môi trường sống và ngộ độc ngẫu nhiên.

1. Kền kền Gyps Rueppellii: Dẫn đầu danh sách là kền kền Gyps Rueppellii, loài chim có khả năng bay ở độ cao tối đa 11.277,6m. Với sải cánh dài 2,5m, chúng có khả năng bay hàng giờ trên bầu trời để tìm kiếm thức ăn. Hiện nay, loài này chỉ còn khoảng 30.000 cá thể do mất môi trường sống và ngộ độc ngẫu nhiên.

2. Sếu cổ trắng: Sinh sống tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, sếu cổ trắng là loài chim di cư thường bay thành đàn lớn tạo hình chữ V. Chúng có thể bay đến độ cao 10.000m để tránh rét vào mùa Đông.

2. Sếu cổ trắng: Sinh sống tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, sếu cổ trắng là loài chim di cư thường bay thành đàn lớn tạo hình chữ V. Chúng có thể bay đến độ cao 10.000m để tránh rét vào mùa Đông.

3. Ngỗng Ấn Độ: Còn được gọi là ngỗng ba sọc, loài này có thể bay cao hơn đỉnh Everest, vượt qua rặng Himalaya trong 8 tiếng. Cơ thể đặc biệt giúp chúng thích nghi với áp suất không khí thấp

3. Ngỗng Ấn Độ: Còn được gọi là ngỗng ba sọc, loài này có thể bay cao hơn đỉnh Everest, vượt qua rặng Himalaya trong 8 tiếng. Cơ thể đặc biệt giúp chúng thích nghi với áp suất không khí thấp

4. Thiên nga lớn: Sinh sản ở Iceland và các vùng gần cực Bắc châu Âu, châu Á, thiên nga lớn di cư xuống phương Nam vào mùa Đông, bay đến độ cao 8.200m.

4. Thiên nga lớn: Sinh sản ở Iceland và các vùng gần cực Bắc châu Âu, châu Á, thiên nga lớn di cư xuống phương Nam vào mùa Đông, bay đến độ cao 8.200m.

5. Quạ mỏ vàng (Pyrrhocorax Graculus): Phân bố ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á, loài quạ này có thể bay tới độ cao 8.077m ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

5. Quạ mỏ vàng (Pyrrhocorax Graculus): Phân bố ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á, loài quạ này có thể bay tới độ cao 8.077m ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

6. Kền kền râu: Loài kền kền lớn này ăn xác chết và thi thoảng là con mồi sống. Chúng có thể bay đến độ cao 7.300m để tìm kiếm thức ăn trên các vách núi cao ở châu Âu, Kavkaz và Bắc Phi.

6. Kền kền râu: Loài kền kền lớn này ăn xác chết và thi thoảng là con mồi sống. Chúng có thể bay đến độ cao 7.300m để tìm kiếm thức ăn trên các vách núi cao ở châu Âu, Kavkaz và Bắc Phi.

7. Vịt cổ xanh: Sinh sống ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Australia, loài vịt này có thể bay đến độ cao 6.400m.

7. Vịt cổ xanh: Sinh sống ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Australia, loài vịt này có thể bay đến độ cao 6.400m.

8. Choắt nhỏ thẳng đuôi vằn (Limosa Lapponica): Loài chim này có chuyến di cư dài nhất thế giới, sinh sản ở các bờ biển Bắc Cực và lãnh nguyên Bắc Âu, và di cư đến các vùng ấm áp hơn ở Ấn Độ, châu Phi và Australia, bay đến độ cao 6.000m.

8. Choắt nhỏ thẳng đuôi vằn (Limosa Lapponica): Loài chim này có chuyến di cư dài nhất thế giới, sinh sản ở các bờ biển Bắc Cực và lãnh nguyên Bắc Âu, và di cư đến các vùng ấm áp hơn ở Ấn Độ, châu Phi và Australia, bay đến độ cao 6.000m.

Mời quý độc giả xem thêm video: Chiêm ngưỡng những loài vật tưởng như chỉ có trong phim thần thoại.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-nhung-loai-chim-bay-cao-nhat-hanh-tinh-2003422.html