Kỳ vọng mang tên Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đến nay, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) mới được trình Quốc hội lần đầu nhưng đã nhận được nhiều kỳ vọng không chỉ trong hệ thống chính trị mà còn cả nhân dân Thủ đô và cả nước, với mong muốn Luật sớm được ban hành, góp phần khơi thông các nguồn lực của Thủ đô, tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho cả Vùng Thủ đô và cả nước.

Triển khai nhiều hoạt động trong quá trình xây dựng Luật

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực.

Để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định và thực hiện các cơ chế vượt trội, đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tư pháp và UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp để triển khai các hoạt động như: Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập; xây dựng Đề cương chi tiết dự thảo Luật; tổ chức các phiên họp để cho ý kiến về một số định hướng lớn xây dựng dự án Luật; tổ chức rà soát các quy định của Đảng, Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các chính sách đặc thù của Thủ đô; nghiên cứu, khảo sát Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài...

Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức các cuộc họp với đại diện các Bộ, cơ quan ngang bộ, các Sở, ngành của thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp để góp ý trực tiếp vào từng nội dung/quy định cụ thể của dự thảo Luật. Tổ chức các Hội thảo tham vấn các nhà đầu tư, doanh nghiệp về các quy định, biện pháp thu hút đầu tư trong lĩnh vực văn hóa - thể thao, giáo dục đào tạo, y tế; bảo vệ, phát triển văn hóa của Thủ đô; cơ chế khai thác hiệu quả tài sản công; Hội thảo về Phân cấp, phân quyền trong đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Trưởng Ban soạn thảo; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập; Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban soạn thảo chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào ngày 13/7/2023.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Trưởng Ban soạn thảo; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập; Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban soạn thảo chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào ngày 13/7/2023.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Trưởng Ban soạn thảo; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập; Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban soạn thảo chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào ngày 13/7/2023.
Ngoài ra, Ban soạn thảo còn tổ chức các cuộc làm việc tại một số Bộ như: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… để làm rõ một số nội dung tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có liên quan tới chức năng quản lý nhà nước của từng ngành.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự kiến, dự án Luật sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội XV.

Bám sát 5 quan điểm chỉ đạo

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; Bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; Chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; Kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.
Dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều).
Dự thảo quy định về chính quyền Thủ đô, trong đó, về mô hình tổ chức, thực hiện mô hình không tổ chức HĐND phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc TP Hà Nội. Tăng số lượng đại biểu HĐND (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó Chủ tịch HĐND (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần Thường trực HĐND so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của HĐND.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì cuộc họp thẩm định dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) diễn ra ngày 14/8/2023.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì cuộc họp thẩm định dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) diễn ra ngày 14/8/2023.

Về tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức Thủ đô, dự thảo Luật quy định một số nội dung đặc thù: HĐND TP thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện. Hà Nội được tăng thêm biên chế phù hợp với nhu cầu thực tế.
Giao Thường trực HĐND TP Hà Nội một số thẩm quyền như quyết định các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C; quyết định hỗ trợ các cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn; hỗ trợ các địa phương khác trong trường hợp cần thiết.

HĐND, UBND TP Hà Nội được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức thuộc TP.
HĐND quận, thị xã bố trí trong dự toán chi ngân sách của UBND phường khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách phường để thực hiện một số nhiệm vụ chi như chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, quốc phòng, an ninh…
Về chế độ công vụ; cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài; chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, dự thảo luật quy định cán bộ được quản lý thống nhất từ cấp xã đến thành phố; áp dụng tiêu chuẩn chung cho cán bộ, công chức ở các cấp chính quyền.
Quy định đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài như tuyển dụng không qua thi tuyển, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo; được đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại đơn vị sự nghiệp công lập...

Phân cấp, phân quyền nhiều lĩnh vực
Tương tự cơ chế áp dụng cho TP Hồ Chí Minh, dự thảo Luật quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô, một số cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức.
Về quy hoạch; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, dự thảo luật quy định phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (tương tự như đang thực hiện tại TP Hồ Chí Minh).

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (ảnh tuoitrethudo).

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (ảnh tuoitrethudo).

Về phát triển văn hóa, giáo dục và an sinh xã hội Thủ đô, xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa trong theo quy hoạch; giao HĐND TP quy định nội dung, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành đối với nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…
Về chính sách xã hội, quy định HĐND TP Hà Nội quyết định bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội; hỗ trợ công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp vay mua nhà ở xã hội... Về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, quy định hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội; hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí hằng năm cho người cao tuổi thường trú trên địa bàn Thủ đô.
Dự thảo luật quy định một số ưu đãi cho khoa học, công nghệ khác với pháp luật hiện hành, trong đó có mở rộng đối tượng áp dụng hình thức khoán kinh phí so với Luật Khoa học và công nghệ. Quy định định hướng phát triển các khu công nghệ cao ở Thủ đô và một số vấn đề chung về Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hà Nội …

Về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Thủ đô, bổ sung 3 lĩnh vực mà Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định, gồm phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo. Quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, phòng cháy, chữa cháy.

Đối với chính sách tài chính, ngân sách và đầu tư, Hà Nội được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ tổ chức tài chính, tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành không phụ thuộc vào hạn mức trần. Ngân sách TP giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của TP để tạo nguồn lực đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, dự án PPP, giao thông công cộng, hỗ trợ di dời cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời; tỷ lệ điều tiết cụ thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định hằng năm phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn thu này.

Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, do đó không chỉ có người dân Thủ đô mà người dân trên mọi miền Tổ quốc đều kỳ vọng Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng và phát triển đúng tầm, đúng vị thế của mình.

Các đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (ảnh tuoitrethudo).

Các đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (ảnh tuoitrethudo).

Đến nay, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) mới được trình Quốc hội lần đầu nhưng đã nhận được nhiều kỳ vọng không chỉ trong hệ thống chính trị mà còn cả nhân dân Thủ đô và cả nước, với mong muốn Luật sớm được ban hành, góp phần khơi thông các nguồn lực của Thủ đô, tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho cả Vùng Thủ đô và cả nước.

Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, với chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cùng với sự chú trọng quan tâm, thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và thành phố Hà Nội, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm hoàn thiện, được Quốc hội thông qua, đi vào đời sống, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn minh - Văn hiến - Hiện đại” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính và mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng ngày càng đi lên, phát triển tốt hơn nữa, không những sánh vai với các cường quốc năm châu, mà đề nghị phải hơn lên, chứ không chỉ có sánh vai. Nếu được như thế thì Hà Nội mến yêu sẽ ngày càng văn minh, tiến bộ”.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

Nguồn Doanh nhân & Pháp luật: https://doanhnhan.vn/ky-vong-mang-ten-luat-thu-do-sua-doi-65074.html