Lạ miệng với mứt kim quất xứ Huế

Mứt kim quất (hay còn gọi là mứt quật, mứt quất, mứt tắc) là món ăn thơm ngon, quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền ở Cố đô Huế.

Tác giả có dịp thăm nhà bà Lê Thị Thanh Hương, ở phường Kim Long, quận Phú Xuân, thành phố Huế, để xem cách bà tạo ra mẻ mứt kim quất mà chắc hẳn ai cũng muốn thưởng thức vào dịp Tết.

Bà Hương chia sẻ, bí quyết để mứt kim quất ngon là chọn trái quất chín, màu vàng tươi, mùi thơm nhẹ, vỏ láng mịn, căng bóng, không xù xì. Trái quất sau khi rửa sạch, để ráo; dùng dao khứa 4 đến 6 đường đối xứng quanh trái rồi ấn nhẹ tay cho hạt rơi ra. Phần nước cốt giữ lại để ngào trên bếp.

Những trái quật chín, màu vàng tươi, có mùi thơm nhẹ, vỏ láng mịn, to tròn căng bóng không xù xì sẽ đảm bảo chất lượng cho món mứt. Ảnh: Xuân Đạt

Những trái quật chín, màu vàng tươi, có mùi thơm nhẹ, vỏ láng mịn, to tròn căng bóng không xù xì sẽ đảm bảo chất lượng cho món mứt. Ảnh: Xuân Đạt

Trái quất được ngâm trong nước muối và nước vôi trong khoảng hai ngày, sau đó xả nước sạch, luộc qua nước sôi có pha phèn chua hoặc nước chanh để trái quất có độ bóng đẹp mắt. Công đoạn ướp quất với đường cũng cần lưu ý, nếu không sẽ bị quá ngọt, mất vị chua vốn có. Thêm vài lát cam thảo để ướp cùng. Theo kinh nghiệm, cứ 1kg quất thì sử dụng 4 đến 6 lạng đường, tùy theo khẩu vị người ăn.

Sau khi đường tan hết, cho vào chảo và đảo nhẹ nhàng. Khoảng hơn 7 phút rim thì xếp các trái quất lên thành chảo, cho nước cốt vào và dùng vá để tưới đều. Tùy theo sở thích người ăn ngọt, có thể cho thêm mật ong. Nước đường sệt lại thì tắt bếp.

Trái quất được rửa sạch bằng nước muối. Ảnh: Xuân Đạt

Trái quất được rửa sạch bằng nước muối. Ảnh: Xuân Đạt

Để có được rổ quật chất lượng, bà Hương đã mất không ít công sức để lựa chọn. Ảnh: Xuân Đạt

Để có được rổ quật chất lượng, bà Hương đã mất không ít công sức để lựa chọn. Ảnh: Xuân Đạt

Dùng dao khứa 4 đến 6 đường đối xứng quanh trái quất. Ảnh: Xuân Đạt

Dùng dao khứa 4 đến 6 đường đối xứng quanh trái quất. Ảnh: Xuân Đạt

Ấn nhẹ tay cho hạt rơi ra. Ảnh: Xuân Đạt

Ấn nhẹ tay cho hạt rơi ra. Ảnh: Xuân Đạt

Mứt kim quất không cần gọt vỏ mà vẫn khử được vị đắng là nhờ bí quyết riêng của bà Hương sáng tạo ra. Ảnh: Xuân Đạt

Mứt kim quất không cần gọt vỏ mà vẫn khử được vị đắng là nhờ bí quyết riêng của bà Hương sáng tạo ra. Ảnh: Xuân Đạt

Những trái quất được xếp đầy trong lọ… Ảnh: Xuân Đạt

Những trái quất được xếp đầy trong lọ… Ảnh: Xuân Đạt

…được ngâm nước muối và nước vôi trong (cặn đã lắng xuống) trong hai ngày. Ảnh: Xuân Đạt

…được ngâm nước muối và nước vôi trong (cặn đã lắng xuống) trong hai ngày. Ảnh: Xuân Đạt

Luộc qua nước sôi có pha phèn chua hoặc nước chanh để trái quật có độ bóng, đẹp mắt. Ảnh: Xuân Đạt

Luộc qua nước sôi có pha phèn chua hoặc nước chanh để trái quật có độ bóng, đẹp mắt. Ảnh: Xuân Đạt

Nước cốt quất được pha… Ảnh: Xuân Đạt

Nước cốt quất được pha… Ảnh: Xuân Đạt

…nếu muốn thưởng thức mứt kim quất ngọt hơn thì thêm mật ong. Ảnh: Xuân Đạt

…nếu muốn thưởng thức mứt kim quất ngọt hơn thì thêm mật ong. Ảnh: Xuân Đạt

Nước đường bắt đầu sệt lại. Ảnh: Xuân Đạt

Nước đường bắt đầu sệt lại. Ảnh: Xuân Đạt

Lúc này, món mứt kim quất dần hình thành . Ảnh: Xuân Đạt

Lúc này, món mứt kim quất dần hình thành . Ảnh: Xuân Đạt

Muốn mứt kim quất có độ trong, đẹp mắt thì đem phơi nắng. Ảnh: Xuân Đạt

Muốn mứt kim quất có độ trong, đẹp mắt thì đem phơi nắng. Ảnh: Xuân Đạt

Mứt kim quất với vị ngọt thanh, chua nhẹ đã trở thành món đặc sản hấp dẫn mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Xuân Đạt

Mứt kim quất với vị ngọt thanh, chua nhẹ đã trở thành món đặc sản hấp dẫn mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Xuân Đạt

Ngoài việc ăn ngon miệng, không bị ngán, mứt kim quất còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị ho, giải rượu. Mứt kim quất càng ngon khi thưởng thức cùng ly trà nóng.

Xuân Đạt

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/la-mieng-voi-mut-kim-quat-xu-hue/