Làm điều này mỗi đêm, cô gái 20 tuổi lên cơn động kinh cực sợ
Cô gái trẻ thức khuya liên tục, ép buộc thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh, lâu dần xuất hiện tình trạng đầu óc căng thẳng, rối loạn thần kinh trung ương gây bệnh động kinh.
Vài ngày trước, thông tin một cô gái mới chỉ 20 tuổi, sống ở ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - do thức khuya lâu ngày bị động kinh vô cùng đáng sợ đã gây xôn xao dư luận, thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo mọi người.
Cụ thể, ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người cần được nghỉ ngơi vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng vì cô gái trẻ thức khuya liên tục, ép buộc thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh, lâu dần xuất hiện tình trạng đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh.
Bác sĩ Lưu Tiểu Lý - Phó khoa Thần kinh Bệnh viện Chiết Giang nhận định: Thức khuya mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh động kinh, nhưng nó là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng dẫn đến bệnh này.
Cùng ý kiến với bác sĩ Lưu - Tiến sĩ Vương Sang tại Bệnh viện liên kết thứ hai của Trường Y Đại học Chiết Giang cũng nhận định, nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh này hoặc các bệnh về thần kinh, khi thức khuya lâu ngày khả năng biến chứng co giật là rất cao, tệ hơn là nhồi máu não, xuất huyết não, chấn thương sọ não, u não... cực kỳ nguy hiểm.
Ảnh minh họa.
Theo các bác sĩ, do áp lực công việc và cuộc sống, những người trẻ tuổi bây giờ thường có thói quen thức khuya để giải trí. Đây là hiện tượng phổ biến và cực kỳ có hại cho sức khỏe. Ngoài nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh, dẫn đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương gây bệnh động kinh thì thức khuya còn vô số các tác hại khác.
1. Lão hóa sớm
Nếu ban đêm cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, tuần hoàn máu trao đổi chất không tốt sẽ khiến vùng da dưới mắt bị sạm, thâm, lâu ngày làn da sẽ xấu đi và nhanh lão hóa hơn.
2. Tăng cân
Nguyên nhân chủ yếu là do thức đêm kém và rối loạn chuyển hóa "orexin" trong cơ thể, dẫn đến ăn nhiều và dễ bị béo phì.
3. Trở nên lơ đãng, kém thông minh
Thức khuya nhiều dẫn đến rối loạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, giấc ngủ bị rời rạc, thời gian ngủ sáng dài, nếu tình trạng kéo dài dễ gặp các vấn đề như kém chú ý, không thể tập trung suy nghĩ, suy giảm trí nhớ, kèm theo đó là chứng lo âu, trầm cảm, cực kỳ đáng lo ngại
4. Dễ mắc các bệnh tim mạch, đột tử
Thực tế, qua nhiều nghiên cứu có tính xác thực cao, người thức khuya trong thời gian dài rất dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tăng mỡ máu, đường huyết bất thường, rối loạn nhịp tim,… thậm chí có thể gây đột tử trong trường hợp nặng.
5. Giảm thị lực
Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ ra rằng 60% sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc vào lối sống và hành vi cá nhân. Vì vậy nếu muốn kéo dài tuổi thọ thì bạn nên thay đổi thói quen, tập đi ngủ đúng giờ, sinh hoạt, ăn uống và luyện tập phù hợp cũng đừng quên khám sức khỏe định kỳ.